【bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia thụy sĩ】Cần một cơ chế riêng cho di tích ở Huế
Chùa Túy Vân có giá trị không đo đếm được đối với lịch sử phật giáo Huế
Mùa mưa năm ngoái,ầnmộtcơchếriêngchoditíchởHuếbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia thụy sĩ hình ảnh những bức tượng Phật ở chùa Túy Vân, còn gọi là Quốc tự Thánh Duyên, ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, được mặc áo mưa đã trở thành những hình ảnh đầy ám ảnh cho bất cứ ai yêu lịch sử, văn hóa Huế nói chung và văn hóa Phật giáo Huế nói riêng. Nhiều người giật mình, bởi lẽ, chùa Túy Vân là một giá trị không đo đếm được đối với lịch sử Phật giáo Huế. Chùa được triều vua Minh Mạng xếp vào hạng quốc tự, có gần 400 năm lịch sử gắn với các chúa Nguyễn cho đến nay và được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia đã nhiều năm.
Tìm hiểu mới biết, mặc áo mưa cho tượng Phật là việc chẳng đặng đừng. Bởi lẽ, nếu không che, không mặc áo mưa thì tượng sẽ ướt, hư hỏng. Đơn giản là nội thất của nhà tăng đã phơi ra giữa trời đất do mái bị dỡ ra một phần, một phần là hư hỏng. Khi mái nhà tăng hư hỏng, các thầy có trách nhiệm ở chùa kêu cứu. Tuy nhiên, thời gian chờ để có thể trùng tu lại mái nhà tăng quá lâu mà những cơn mưa dầm dề của xứ Huế lại chẳng biết đợi.
Mặc áo mưa cho tượng phật là việc chẳng đặng dừng
Hòa thượng Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Thánh Duyên, tâm sự: “Quý thầy rất muốn trùng tu chùa làm sao cho nhanh, cho đúng kỹ thuật, chất lượng nhưng để hoàn thành hồ sơ trong thời gian ngắn sao khó quá. Thấy mưa là lòng cứ nơm nớp”.
Mới đây, chúng tôi có dịp trở lại chùa Thành Trung, hay còn gọi là chùa Kim Thành, ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Chùa Thành Trung là ngôi chùa cổ gắn với thành Hóa Châu, với sự kiện năm 1306 khi công chúa Huyền Trân nhà Trần về làm vợ vua Champa - Chế Mân. Dẫu không còn nguyên vẹn dáng xưa nhưng đó là ngôi chùa chứng nhân lịch sử, là ngôi chùa được công nhận di tích cấp tỉnh. Tuy nhiên, thời điểm chúng tôi có mặt thì mái chùa vẫn chưa được trùng tu, dù mùa mưa năm ngoái hồ sơ trùng tu đã gần như hoàn tất. Gặp các phật tử của chùa, hỏi chuyện trùng tu, ai cũng lắc đầu, tặc lưỡi.
Chùa Túy Vân có giá trị không đo đếm được đối với lịch sử phật giáo Huế
Thực tế là, thủ tục hành chính để có một hoạt động trùng tu ở di tích cấp quốc gia hay cấp tỉnh dường như chẳng chịu "ngắn" lại, để những mùa mưa kéo dài của xứ Huế không kịp đến. Thế nhưng, thời gian cứ trôi và mùa mưa cứ đến. Người gắn bó với di tích thì đứng ngồi không yên, còn người hữu trách thì cứ mãi chạy theo các thủ tục, với mong mỏi làm sao thúc đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục để có thể trùng tu kịp thời nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Người Huế có câu: “Mở mắt ra là thấy di sản”. Sống giữa những di sản, di tích, đó là cái giàu của Huế nhưng đó cũng là nỗi lo của các nhà quản lý, chuyên môn và địa phương. Bởi lẽ, việc quản lý, bảo tồn, trùng tu cho các di tích không hề đơn giản là câu chuyện quản lý bằng giấy tờ, bằng các thủ tục hành chính hay xây, lợp... mà đó là quá trình tích hợp đủ thứ, đủ lĩnh vực.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, chia sẻ: “Thường một công trình được trùng tu, bảo tồn trải qua rất nhiều khâu như khảo sát, nghiên cứu, lập đề án, xây dựng phương án, làm các thủ tục hành chính, trùng tu… Mất rất nhiều thời gian và công đoạn. Cho nên, nhiều công trình kéo dài vài ba năm là chuyện không hiếm. Nhiều người thường nghĩ, trùng tu di tích cũng giống như xây dựng một ngôi đình, chùa, miếu mạo thông thường, thậm chí như xây một cái nhà bình thường. Thế nhưng, mấy ai biết được đó là cả một lĩnh vực khoa học không hề đơn giản. Năm hay mười năm để trùng tu một di tích không phải là vấn đề mà vấn đề là trùng tu đúng với ý nghĩa của khái niệm này hay không”.
Thủ tục hành chính nhiều cửa, và nhiều tầng bậc chính là cản trở lớn nhất cho việc trùng tu di tích. Tài chính cho việc trùng tu đôi lúc chẳng phải là chuyện khó khăn, chùa Thành Trung là ví dụ. Tiền dân đóng góp, huyện, xã hỗ trợ nhưng hơn 3 năm rồi chùa vẫn chưa được trùng tu và mái chùa ngày một xuống cấp, đến mùa mưa sắp tới đây sẽ như thế nào vẫn chưa rõ.
Khi nói chuyện thủ tục hành chính cho trùng tu, Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Giám đốc Phân viện Nghiên cứu VHNT quốc gia tại Huế, nhận định: “Huế có thời tiết khắc nghiệt nên để giảm thiểu sự khắc nghiệt ấy cho một di tích xuống cấp thì không gì hơn bằng việc rút ngắn thủ tục hành chính. Vì vậy, xây dựng cơ chế đặc thù riêng cho trùng tu di sản ở Huế là việc cần làm”.
Bài, ảnh: ĐÌNH ĐÍNH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ môn Bùi Tiến Dũng được ‘hét’ giá ngàn đô, chuyên gia thương hiệu nói gì?
- ·Khẩu vị mới của người mua nhà trẻ tuổi
- ·Khánh Hòa tăng trưởng tích cực, đứng thứ 2 cả nước về tốc độ phát triển kinh tế
- ·Mắc kẹt tại các dự án đô thị ở Quảng Nam
- ·Thủ tướng: Chi phí logistics ở Việt Nam còn quá cao
- ·Quảng Nam thanh tra Dự án Khu dân cư số 1 mở rộng Điện An
- ·Văn Lâm (Hưng Yên): Thay da đổi thịt nhờ dòng chảy phát triển đô thị bất động sản
- ·Lý do khiến shophouse “2 trong 1” trở thành hàng hiếm được săn đón tại Quảng Trị
- ·Yên Bái phủ rộng kiến thức, kỹ năng về năng suất chất lượng cho doanh nghiệp
- ·Dàn cảnh mượn xe của bạn đem đi cầm cố
- ·Hà Nội: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
- ·Thông tin mới nhất về dự án Khu đô thị xanh Dragon City – Park
- ·Công an tỉnh tuyên truyền phòng chống tội phạm công nghệ cao đến chị em phụ nữ ở trọ
- ·Khám phá “lãnh địa” riêng của giới siêu giàu Việt Nam tại khu Đông TP.HCM
- ·Thực hư chuyện học 8 ngày đã có bằng tiến sĩ?
- ·Trang bị kiến thức phòng ngừa xâm hại đến lứa tuổi học sinh
- ·Lãnh án vì sử dụng giấy tờ giả… bán xe của người khác
- ·Shop khối đế trong lòng đại đô thị
- ·Vì sao nữ giáo viên tiếng Anh văng tục, chửi học viên ‘mặt người óc lợn’
- ·La Queenara Hội An sẵn sàng đón “sóng du lịch” giữa lòng di sản