【bongdaáo】Đóng góp để hoàn thiện Luật Giáo dục (sửa đổi)
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Tại đây,ĐnggpđểhonthiệnLuậtGiodụcsửađổbongdaáo những vấn đề nóng như mức lương, chế độ phụ cấp cho giáo viên; thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa hay tiêu chuẩn về nhà giáo... nhận được nhiều sự quan tâm.
Đại biểu tham gia đóng góp dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).
Băn khoăn về “nhà giáo”
Góp ý tại Điều 66 dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hoài Thúy Hằng băn khoăn định nghĩa “nhà giáo” là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Theo bà Hằng, điều này sẽ gây thiệt thòi cho một bộ phận không nhỏ các thầy, cô đang công tác trong ngành giáo dục ở vai trò quản lý, không trực tiếp làm công tác giảng dạy như cán bộ phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo khi không được hưởng phụ cấp ưu đãi đứng lớp.
“Tôi cho rằng, cần mở rộng nội hàm khái niệm “nhà giáo” theo hướng công nhận người đang quản lý tại các cơ sở giáo dục để họ yên tâm công tác”, bà Hằng nêu ý kiến.
Đối với quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo hướng nâng cao hơn so trước đây (tốt nghiệp cao đẳng đối với giáo viên mầm non, đại học đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT - Điều 73), các đại biểu đồng tình cao vì cho rằng sẽ góp phần nâng chất lượng đào tạo và năng lực làm việc của nhà giáo. Song song đó, đại biểu cũng đề nghị nâng chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo, nhất là giáo viên bậc mầm non, tiểu học hiện nay do đời sống còn nhiều khó khăn.
Về vấn đề tuyển dụng giáo viên, ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đề xuất, để đảm bảo chất lượng đội ngũ sư phạm, luật nên quy định chỉ tuyển dụng giáo viên được đào tạo tại các trường sư phạm. “Riêng một số bộ môn đặc thù như: công nghệ thông tin, mỹ thuật, âm nhạc… có thể tuyển dụng nhân sự được đào tạo đúng chuyên ngành có liên quan và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm”, ông Phương nói.
Thống nhất với ý kiến trên, ông Trần Văn Trung, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ Hậu Giang, góp ý thêm đối với chính sách cho người học tại Điều 84 về học bổng và trợ cấp xã hội, Điều 85 về chế độ cử tuyển, thống kê, cho thấy có rất ít người học theo chế độ cử tuyển ra trường trở về địa phương công tác và ít người được làm việc theo đúng bằng cấp đào tạo. Do đó, ông Trung đề nghị Chính phủ có quy định chặt chẽ đối với người học theo chế độ cử tuyển để đảm bảo công bằng, hiệu quả trong đào tạo.
Đảm bảo quyền lợi cho giáo viên
Việc đảm bảo quyền và lợi ích cho giáo viên, nhân viên cũng được đại biểu quan tâm, kiến nghị.
Nhiều ý kiến thống nhất đề xuất, dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) cần bổ sung thêm điều khoản, quy định rõ ràng về bảo vệ nhà giáo. Bởi thực tế, trong thời gian qua đã có nhiều vụ việc học sinh, phụ huynh phản ứng thái quá gây thương tích cho giáo viên nhưng chưa có cơ chế để bảo vệ. Trong khi đó, dự thảo Luật Giáo dục mới chỉ nêu: nhà giáo được bảo vệ về nhân phẩm và danh dự.
Bà Trần Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, cho rằng: “Luật nên ghi rõ: nhà giáo được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm và danh dự. Còn cụ thể như thế nào thì các văn bản dưới luật làm rõ”.
Về quy định mức lương dành cho nhà giáo, các đại biểu mong muốn mức lương giáo viên sẽ đảm bảo tương ứng với vị trí công việc đặc thù này, đặc biệt là chế độ tiền lương cho cán bộ, nhân viên không trực tiếp giảng dạy và nhân viên bậc học mầm non. Bởi theo ngành giáo dục, hiện nay, hệ số lương đầu vào của giáo viên mầm non là 1,86 (áp dụng cho cả giáo viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học). Vì mức lương quá thấp, nhiều trường không thể tuyển đủ giáo viên, nhân viên.
Về chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, đa số ý kiến khá đồng tình. Theo đại biểu, việc có nhiều bộ sách giáo khoa sẽ rất có lợi cho giáo viên, học sinh và phụ huynh, bởi các bộ sách sẽ đáp ứng được tính phong phú, đa dạng và đặc trưng từng vùng miền; giúp học sinh thuận lợi hơn trong tiếp thu kiến thức.
Với ý kiến lo lắng nếu dùng nhiều bộ sách sẽ gây khó khăn cho việc thi cử của học sinh. Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thông tin thêm, các bộ sách được đưa vào giảng dạy phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong khung chương trình mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc thi cử của học sinh.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, ghi nhận, tiếp thu các ý kiến, đề xuất của cán bộ, giáo viên trong tỉnh để kiến nghị với Quốc hội xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, bà Thủy cũng mong muốn sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý của các cán bộ, giáo viên ngành giáo dục, các sở, ngành, địa phương về Luật Giáo dục trước khi kỳ họp Quốc hội diễn ra trong tháng này.
Miễn, giảm học phí theo lộ trình Theo quy định tại khoản 1, Điều 105 Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), chỉ có học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Tuy nhiên, dự thảo Luật Giáo dục hiện hành sửa đổi theo hướng, miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học, THCS trường công lập. Đối với trẻ em mầm non 5 tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; học sinh tiểu học, THCS trường tư thục được hỗ trợ tiền đóng học phí. Mức hỗ trợ do HĐND cấp tỉnh quy định (khoản 1, Điều 98). Cũng theo quy định của dự thảo, chính sách không thu học phí được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ ban hành, trước mắt sẽ ưu tiên thực hiện ở vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đóng học phí với trẻ mầm non 5 tuổi. |
ĐÌNH BẢO ghi nhận
(责任编辑:La liga)
- ·Xét xử BS Lương: Vì sao luật sư đề nghị khởi tố hình sự ông Trương Quý Dương
- ·Việt Nam mong muốn các nước miễn trừ bản quyền vắc xin Covid
- ·Khuyến cáo của Thứ trưởng Nội vụ về ổ dịch Hội Thánh Truyền giáo Phục hưng
- ·Ban Nội chính Trung ương yêu cầu TP.HCM đẩy nhanh xử lý các vụ việc lớn
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức
- ·Hình ảnh Thủ tướng chủ trì hội nghị Chính phủ với các địa phương
- ·Chủ tịch nước chia buồn, thăm hỏi gia đình sinh viên quên mình cứu bạn
- ·GDP quý II tăng 7,72%, cao nhất trong 12 năm
- ·Nghệ An: Ô tô chở rác bất ngờ tông vào nhà dân, 3 người bị thương nặng
- ·Chủ tịch Quốc hội: Đẩy nhanh chiến lược vắc xin Covid
- ·Phát hiện ca bệnh tại bệnh viện rất quan trọng
- ·TP.HCM quyết định giãn cách xã hội thêm 14 ngày
- ·Năm mới, sức bật mới
- ·Tuyệt đối không được chủ quan trước dịch bệnh, bảo đảm an toàn nhất cho Ngày hội non sông
- ·Dấu hiệu cảnh báo hệ thống lái hư hỏng cần biết để tránh tai nạn
- ·2 phương án thu giá test nhanh tại các cảng hàng không Việt Nam
- ·Việt Nam đề nghị cùng Trung Quốc tìm giải pháp lâu dài cho Biển Đông
- ·5 dự án giao thông trọng điểm: Kỳ vọng tạo sự bứt phá cho địa phương, liên vùng
- ·Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam
- ·Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Chính phủ, Nhân dân Nhật Bản