【bóng dsas hôm nay】Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn
Đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ cần cơ chế đặc thù Tạo môi trường và điều kiện tốt hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học Sẽ mở rộng cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học |
Phát biểu thảo luận ở phiên họp tổ của Kỳ họp thứ 8,ầncơchếthửnghiệmcókiểmsoátđểsớmđưathànhquảnghiêncứuvàothựctiễbóng dsas hôm nay Quốc hội khóa XV sáng 23/11 về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, đại biểu Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên tán thành với nhiều ý kiến trong báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng như báo cáo tiếp thu, giải trình ngày 25/10 của Chính phủ về một số vấn đề đối với hồ sơ dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Phiên họp tổ của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sáng 23/11 - Ảnh: Q.N |
Theo đại biểu, đây là một dự án luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện để ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số và kiểm soát rủi ro phát sinh trong thực tiễn khi triển khai hoạt động này.
Tuy nhiên, để dự án Luật có tính khả thi cao, đại biểu nhận thấy cần phải làm rõ một số nội dung sau: Thứ nhất, có ý kiến cho rằng, cần cân nhắc quy định công nghiệp công nghệ số là một ngành kinh tế riêng đã thật phù hợp với phân chia các ngành kinh tế, khoa học và công nghệ theo thông lệ của quốc tế?
Ngay như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng cho rằng, nhiều ý kiến băn khoăn về sự cần thiết ban hành dự án Luật này vì đã có Luật công nghệ thông tin, Luật Công nghệ cao năm 2008. Vì công nghệ số có ở khắp các ngành kinh tế - kỹ thuật từ viễn thông, công nghệ thông tin, dữ liệu, điện tử bán dẫn, tự động hóa…
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật thì công nghệ số được hiểu là bao gồm công nghệ thông tin và các công nghệ số thế hệ mới. Như vậy, có thể hiểu Luật này sẽ điều chỉnh các lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao và các ngành khoa học công nghệ có hàm lượng đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng số vốn đã có luật ban hành.
Trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số… nên không thể gom hết những gì thuộc công nghệ số thành một ngành công nghiệp riêng. Hơn nữa, Báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường còn chỉ ra là “trong bối cảnh hiện nay chưa thấy quốc gia nào trên thế giới quy định ở tầm luật đối với lĩnh vực này”. Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc làm rõ nội dung này.
Thứ hai,vừa qua Quốc hội đã thông qua một số luật như: Luật Giao dịch điện tử, Luật Viễn thông... và hiện nay đang trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến như Luật Dữ liệu... cũng có nhiều nội hàm của công nghệ số cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống luật pháp.
Đại biểu Tạ Thị Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên phát biểu tại phiên họp tổ Quốc hội - Ảnh: Q.N |
Thứ ba,một số nội dung lần đầu được quy định ở văn bản luật như tài sản số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, các quy định về nguồn nhân lực công nghệ số, khung năng lực công nghệ số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, ... cần được nghiên cứu, làm rõ hơn trong quá trình xây dựng Luật để có tính khả thi cao và gắn với thực tiễn của tình hình cụ thể của nước ta.
Một số khái niệm như: công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, hội tụ công nghệ số, khu công nghệ số… cần làm rõ hơn cả về định tính và định lượng để có thể xem xét, quyết định áp dụng các chính sách về ưu đãi thuế, đất đai…
Thứ tư, về chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, đại biểu nhận thấy một số nội dung như: Nghiên cứu triển khai (R&D), hạ tầng, tài chính, nhân lực, thị trường, chuẩn hóa, dữ liệu số là cốt lõi, nhưng quy định còn khá chung chung, chưa có sự đột phá mạnh mẽ, chưa rõ đối tượng áp dụng nên khó triển khai trong thực tiễn, cần phải được làm rõ, sâu sắc hơn, cụ thể hơn, nhất là những cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi có tính vượt trội, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để bảo đảm tính khả thi.
Những ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư và các cơ chế ưu đãi khác để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số có thể sẽ mâu thuẫn với các Luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp… hiện hành nên cần nghiên cứu và có hướng giải quyết.
Đại biểu thống nhất với sự cần thiết quy định về tài sản số trong Luật, tuy nhiên, đây là vấn đề rất mới, rất phức tạp nên cần tiếp tục nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để xây dựng khung chính sách quản lý tài sản số phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhất là đảm bảo tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan.
Cuối cùng, đại biểu đồng tình việc cần thiết và cơ bản nhất trí nội dung quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong dự thảo Luật, nhất là trong lĩnh vực công nghệ tài chính theo hướng khuyến khích, tạo động lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Trong xu thế phát triển vượt trội, như vũ bão của khoa học, công nghệ, có rất nhiều phát minh tưởng chừng như “viễn tưởng” lại có thể trở thành hiện thực. Do đó, rất cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn và để thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh cho sự cần thiết, hiệu quả của những phát minh, sáng chế đó.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
- ·Ấn tượng Nghị quyết 09
- ·Tái định cư không chỉ là ổn định nơi ở
- ·Lan toả phong trào tốt, cách làm hay
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Lúa ở Lộc Thịnh xuất hiện bệnh đạo ôn
- ·Minh Hưng không còn “khát” điện
- ·Lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Ưu tiên đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân
- ·Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- ·Kiếm củi mưu sinh
- ·Nỗi lo của người dân thôn Bình Hòa
- ·Khởi nghiệp từ đam mê
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Nêu gương sáng Bộ đội Cụ Hồ
- ·Hỗ trợ người DTTS xã biên giới phát triển kinh tế
- ·Doanh nghiệp thành lập mới tại ĐBSCL tăng mạnh
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông sản ĐBSCL