【trận đấu burnley】Kiếm củi mưu sinh
THU NHẬP thấp
Đến ấp Suối Đôi,ếmcủimưtrận đấu burnley xã Tân Hưng (Đồng Phú), hỏi thăm ông Biện An thì hầu như ai cũng biết, bởi ông đã làm nghề lấy củi gần 20 năm nay. Dưới những tấm tôn lợp tạm trên 4 bức tường gạch còn nham nhở là nơi trú mưa nắng của vợ chồng ông. Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông An hằng ngày vẫn vào vườn cao su ở các xã Tân Hưng, Tân Phước (Đồng Phú) kiếm củi. Dáng vẻ khắc khổ, ông An bốc từng bó củi từ chiếc xe đạp cà tàng xuống rồi nói: “Cùng chiếc xe đạp này, sáng nào tôi cũng thức dậy lúc 5 giờ, ăn sáng rồi lên đường đi lấy củi. Ngày trước, dân ở khu vực này đi lấy củi đông lắm nhưng nay chỉ còn mấy người”. Mối bán củi của ông An là những quán ăn, nếu chỗ nào cần củi nhiều thì họ sẽ đặt trước. Ông An cho biết, hằng ngày phải đi từ 4-8km để vào lô cao su hay vườn điều kiếm củi, mỗi xe đạp ông chất được 2 bó, ước khoảng 5 ngày chất đầy một xe ba gác bán được 300-400 ngàn đồng.
Hằng ngày, ông Biện An đi kiếm củi bằng chiếc xe đạp cũ
Đã hàng chục năm bám nghề, ông An cũng như những người đi lấy củi trải qua biết bao chuyện buồn vui. “Có những chủ vườn đã quen họ rất vui vẻ, chỉ cần mình lấy củi xong dọn sạch vườn; những vườn cao su mình mới đến, có khi họ xua đuổi vì sợ trộm chén, mủ nhưng bao nhiêu năm làm nghề kiếm củi, tôi không bao giờ lấy trộm thứ gì. Kiếm củi không được nhiều tiền, phải kiên trì “kiến tha lâu đầy tổ” cũng đủ cho cuộc sống đạm bạc của 2 vợ chồng vì chúng tôi không có con” - ông An chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Loan, ấp Cây Điệp, xã Tân Phước, làm nghề kiếm củi đã 4 năm nay nhưng chỉ là nghề phụ. Chị Loan có nghề chính là cạo mủ cao su thuê cho các chủ vườn. Chị Loan cho biết: “Sau khi cạo, trút mủ xong khoảng 8 giờ, tôi dọn vườn kiếm thêm củi, mỗi ngày cũng vài bó, bán được 50-70 ngàn đồng, có thêm tiền lo cho các con”. Cứ 4-5 ngày chị lại luân phiên kiếm củi ở những lô cao su khác nhau, thường bán cho các quán ăn. Vội vã hạ chuyến củi cho cửa hàng bán bún ở gần chợ Tân Phước, chị Loan lại tranh thủ đi kiếm thêm để giao sớm cho khách. Dưới cái nắng gay gắt, chị nói: “Hộp cơm và chai nước tôi đã chuẩn bị sẵn rồi. Quay lại lô cao su, ăn cơm xong là làm luôn để chiều về sớm. Giờ còn sức cố gắng làm thêm, để lỡ những hôm ốm đau còn có tiền xài”.
VÀ NHỮNG RỦI RO
Nghề kiếm củi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như cành cây rơi vào người, hay cây đâm vào tay... Ông An nói: “Gần 20 năm đi lấy củi, tai nạn lớn nhất mà tôi gặp phải là bị cành cây đang chặt văng vào mắt. Lúc đó tôi phải vào viện gắp dằm ra, nằm nhà mất cả tháng, còn chuyện bị cây rơi vào người trầy xước là thường xuyên”.
Anh Nguyễn Văn Tý (khu phố Tân Liên, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú) bắt đầu ngày mới từ 5 giờ sáng bằng những việc làm quen thuộc như chuẩn bị nước uống, chiết dầu diesel ra bình, kiểm tra dây dù, thử động cơ máy cày, mài rựa và lưỡi cưa máy. Sau bữa ăn sáng qua loa với mì gói hoặc cơm nguội, 6 giờ, anh Tý cùng 1 thanh niên phụ việc bắt đầu lên đường tìm những vườn cao su rộng lớn trong vùng. Anh Tý đã gắn bó với nghề lấy củi hơn 10 năm nay, công việc tưởng chừng đơn giản nhưng có trải nghiệm qua mới biết nó không hề dễ mà thu nhập lại rất bấp bênh. Nhiều chủ vườn cao su trong khu vực rất tin tưởng anh Tý nên cho lấy củi, thuê đốn hạ. Tai nạn nghề nghiệp vẫn thường xuyên xảy ra với anh, như: bị dằm gỗ đâm hay bị củi đè giập chân, tay..., nguy hiểm nhất là khi lưỡi cưa, lưỡi rựa trở ngược vào chân. Anh kể: Năm 2015, tôi cùng người phụ việc vào cưa cao su cho chủ vườn trong xã Tân Hưng. Mới làm đến ngày thứ 2 thì người phụ việc gặp tai nạn khi một cành cây khô rơi trúng người khiến bị gãy chân phải nhập viện.
Cây, cành hạ xuống được cưa thành từng khúc củi tùy theo yêu cầu khách hàng, sau đó phải dùng sức người vác từng khúc cây nặng trịch chất lên rơ-moóc xe máy cày chở về. Sau 1 ngày đi dọn dẹp vườn cao su, ai nấy mệt nhừ, quần áo dính đầy mủ, mồ hôi tuôn như tắm, đã vậy còn bị muỗi đốt nổi sần đầy mình, tay chân trầy xước do khuân vác củi.
Vì mưu sinh nên dù vất vả, những người như chị Loan, anh Tý, ông An... vẫn ngày ngày bám nghề lấy củi khô ở vườn rẫy. Trên đường trở về, chúng tôi nhìn thấy có nhiều người làm nghề lấy củi từ những lô vườn đi ra, trông ai cũng lấm lem, mỏi mệt. Một nghề mưu sinh quả thật chẳng dễ dàng.
C.Nhung - M.Hiền
(责任编辑:World Cup)
- ·Hạnh phúc của cô gái đảm thay mẹ nuôi em
- ·Bánh, mứt Tết: Hàng nội đang chiếm ưu thế, sức tiêu thụ còn yếu
- ·Sở Công thương giảm 20% thời gian giải quyết TTHC
- ·Cho tăng giá điện để bù thua lỗ cho... doanh nghiệp độc quyền
- ·Prime Minister works with Standing Board of Lào Cai provincial Party Committee
- ·Nông dân Thanh Lương: Giàu nhờ nhãn tiêu da bò
- ·Chuyển biến tích cực trong cải cách thủ tục hành chính
- ·Tập trung hoàn thành cổ phần hóa 432 doanh nghiệp
- ·Có một chiều
- ·Cổ phần hóa các công ty cao su, VRG nắm giữ 65% vốn điều lệ
- ·Mẹ bỏ đi, bố không tiền, xin các cô chú cưu mang con
- ·Đa dạng mô hình học và làm theo Bác
- ·Con đường 1 tỷ đồng
- ·Những mặt hàng giảm thuế nhập khẩu từ ngày 1
- ·Không muốn phạt, hãy dùng kính lúp nhìn biển báo
- ·Bình Phước: Năm 2014, thu ngân sách đạt trên 3.511 tỷ đồng
- ·Thu tiền dịch vụ môi trường rừng còn nhiều khó khăn
- ·Bộ Tài chính đề xuất bỏ 26 khoản thu phí, lệ phí
- ·Xót thương số phận éo le của hai mẹ con mù lòa
- ·Tiếng vọng 50 năm