【trực tuyến hôm nay】Nỗi lo của người dân thôn Bình Hòa
BP - Những ngày qua,n thtrực tuyến hôm nay người trồng tiêu ở thôn Bình Hòa, xã Nghĩa Bình (Bù Đăng) đứng ngồi không yên vì những vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiễm bệnh rồi chết hàng loạt. Có vườn tiêu chết chậm, có vườn chết nhanh. Một số nông dân xót của, mua đủ thứ thuốc về phun theo kiểu “có bệnh thì vái tứ phương”. Có hộ bỏ mặc vì cho rằng, tiêu đã nhiễm bệnh thì không thể cứu chữa. Cây điều bị sâu bệnh gây hại chưa khắc phục được, nay lại đến cây tiêu chết hàng loạt khiến người dân hoang mang, lo lắng.
Anh Nông Văn Táy ở thôn Bình Hòa lo lắng vì toàn bộ vườn tiêu đang bị úa vàng từ gốc lên ngọn
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn tiêu 2 ha của gia đình đang bị thối rễ, chết nhanh, anh Nông Văn Táy không giấu được nỗi buồn rầu vì toàn bộ vườn tiêu đang úa vàng từ gốc lên ngọn, từng chùm trái héo rũ. Anh Táy phát hiện tiêu bị bệnh hơn 10 ngày qua, một số cây đã trút cả lá và trái non xuống gốc, dây tiêu đang khô dần. Anh Táy cho biết: Mỗi năm gia đình trồng một ít, chủ yếu là giống tiêu Vĩnh Linh, nọc trồng bằng cây mum và lồng mức. Trước khi trồng tôi đều ủ phân hoai mục, khử trùng để phòng tránh nấm bệnh. Mấy ngày qua, những cây đã chết tôi nhổ gốc để tại chỗ, không dám mang đi tiêu hủy chỗ khác vì sợ lây lan và không chôn lấp vì sợ ủ bệnh. Hiện tôi chưa biết phải xử lý như thế nào?
Cách nhà anh Táy 300m, vườn tiêu 2,7 ha 8 năm của hộ ông Phạm Văn Dân số tiêu chết đã lên tới trên 1.000 nọc. Năm 2016, vườn tiêu của gia đình ông Dân cũng bị bệnh nhưng số lượng ít, năm nay chết hàng loạt. Đa số vườn tiêu của hộ ông Dân đang trong thời kỳ cho thu hoạch, những cây tiêu chết khô chỉ còn dây bám vào cây keo khiến vườn tiêu từ màu xanh tươi tốt nay bao phủ một màu đen. Ông Dân cho biết: “Khi phát hiện tiêu nhiễm bệnh, xác định nguyên nhân là do mưa nhiều, úng nước dẫn đến thối rễ, tôi đã thuê máy múc loại nhỏ vào vườn múc đất tạo mương thoát nước. Vợ tôi quá sốt ruột nên nghe ai tư vấn dùng thuốc gì thì mua ngay thuốc đó về xịt nhưng cũng không có kết quả”. Hiện toàn bộ vườn tiêu của gia đình ông Dân có nguy cơ mất trắng. Tuy tiêu còn non, hạt lép, kém giá trị, nhưng vợ chồng ông vẫn đi từng gốc lượm những chùm tiêu rụng với hy vọng vớt vát được chút nào hay chút đó.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Luật ở đối diện nhà ông Dân có 6 ha tiêu từ 2-8 năm. Vườn tiêu đang bị nhiễm bệnh khoảng 20% và 15% trong số đó đã chết. Anh Luật cho biết: Trồng tiêu nhiều năm nên tôi nghiên cứu khá kỹ về kỹ thuật trồng, những bệnh thường gặp cũng như cách phòng trừ. Từ trước đến nay, tiêu ở địa phương chưa từng xảy ra bệnh nặng và nguy hiểm như vậy. Biết đã thành dịch lan rộng sẽ không thể chữa trị nên tôi không dùng biện pháp nào hết, cũng không chăm sóc để khỏi tốn kém thêm một khoản nữa.
Người dân nơi đây cho biết, khoảng 3-4 năm trước, tiêu phát triển tốt, cho năng suất cao lại được giá nên đời sống của nông dân ổn định. Với giá 200 ngàn đồng/kg thì số hộ có thu nhập từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng/vụ không hiếm nên người dân đồng loạt thay đổi cây trồng, ồ ạt trồng tiêu. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thôn Bình Hòa hiện có khoảng 100 ha tiêu, chiếm 75% diện tích toàn xã. Số hộ và số diện tích bị nhiễm bệnh tăng hằng ngày nên thôn cũng chưa có con số thống kê chính xác. Lãnh đạo xã đã kiểm tra hiện trạng, nắm bắt tình hình và động viên, chia sẻ khó khăn với người dân. Hiện không chỉ ở Bình Hòa mà một số hộ ở thôn Bình Minh cũng đã phát hiện tiêu nhiễm bệnh.
Ông Dân xót xa trước vườn tiêu thiệt hại trên 1.000 nọc
Kỹ sư Huỳnh Giang, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Bù Đăng cho biết: “Tiêu chết nhanh là do nấm tấn công vào các bộ phận từ lá, đốt, chùm trái, rễ ngầm trong đất thông qua các vết thương hở do quá trình canh tác hoặc các vết đốt của rệp sáp. Trong vòng 5-7 ngày, nấm và vi khuẩn sẽ phá hủy bộ rễ, quá trình dẫn nước và chất dinh dưỡng lên thân tiêu bị ngừng hẳn làm tiêu chết đột ngột. Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa hoặc sau một đợt hạn kéo dài gặp mưa lớn. Bệnh chết nhanh lây lan qua dòng nước hoặc các dụng cụ như: kéo cắt cành, cuốc, xẻng... Khi tiêu bị bệnh chết nhanh, gần như không thể cứu chữa”.
Kỹ sư Huỳnh Giang khuyến cáo: Tiêu là cây trồng khó tính, khá nhạy cảm. Người trồng tiêu vất vả hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác bởi dễ mắc bệnh, do vậy biện pháp phòng bệnh vẫn là chính. Theo đó, người trồng tiêu phải thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh, có biện pháp tưới, tiêu hợp lý; tăng cường chăm sóc bằng các loại phân bón hữu cơ, cải tạo đất, đặc biệt là không được lạm dụng phân NPK. Những vườn đã bị nhiễm bệnh, nông dân cần phải khử trùng, tẩy rửa làm sạch đất. Nếu canh tác thì nên thay đổi cây trồng khác. 3 năm sau mới tiếp tục trồng lại cây tiêu.
Quang Minh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thực hiện tốt NQTW4 (Khóa XII) và Chỉ thị 05
- ·Công bố thứ hạng của Á hậu Phương Nhi tại chung kết Hoa hậu Quốc tế 2023
- ·Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời
- ·FPT Play sở hữu độc quyền bản quyền chung kết Miss Universe 2023 tại Việt Nam
- ·Vận tải Hoàng Minh: Dẫn đầu nhóm đơn vị vận tải được nhiều khách hàng lựa chọn
- ·Ngọc Hằng và hành trình trở thành Á hậu 2 Hoa hậu Liên lục địa 2023
- ·Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đằm thắm, nền nã giữa dàn người đẹp nóng bỏng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ
- ·Cảnh báo nguy hiểm: Uống rượu hàng ngày làm tăng nguy cơ đột quỵ
- ·Từ chối chụp ảnh với người hâm mộ, hoa hậu Đền Hùng Giáng My gây tranh cãi
- ·Ngành Dầu khí cần sự đồng hành, chia sẻ
- ·Diện trang phục hầu đồng, Bùi Quỳnh Hoa trình diễn thế nào tại Miss Universe?
- ·Màn trình diễn áo tắm của Á hậu Ngọc Hằng tại Hoa hậu Liên lục địa 2023
- ·Bị đồn rút khỏi showbiz, Hoa hậu Đỗ Thị Hà nói gì?
- ·Siết chặt quản lý chất lượng vật tư, an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp
- ·Bị đồn 'dao kéo', BTV Thụy Vân của VTV khẳng định: Gương mặt tôi là nguyên bản
- ·Người Mỹ lại tích trữ giấy vệ sinh như thời dịch COVID
- ·Nhan sắc Việt xếp thứ 49
- ·Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới trong giai đoạn tới
- ·Mỹ tấn công 15 mục tiêu của Houthi ở Yemen