会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lazio vs milan】Giúp ngư dân tiếp cận vốn đóng mới, nâng cấp tàu!

【lazio vs milan】Giúp ngư dân tiếp cận vốn đóng mới, nâng cấp tàu

时间:2024-12-23 16:20:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:755次

Báo Cà MauCà Mau là một trong những tỉnh ven biển hưởng chính sách hỗ trợ đóng mới tàu thuyền cho ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Hiện Cà Mau gặp phải một số vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, nhất là về thủ tục vay vốn, các điều kiện để được vay, thiết kế kiểu tàu chưa phù hợp...

Cà Mau là một trong những tỉnh ven biển hưởng chính sách hỗ trợ đóng mới tàu thuyền cho ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Hiện Cà Mau gặp phải một số vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, nhất là về thủ tục vay vốn, các điều kiện để được vay, thiết kế kiểu tàu chưa phù hợp...

Một trong những khó khăn của ngư dân khi muốn vay vốn để đóng mới tàu thuyền theo Nghị định 67 là họ phải có vốn đối ứng 30% với trường hợp đóng tàu vỏ gỗ và từ 5-10% đối với tàu vỏ thép.

Nhiều bất cập

Ông Nguyễn Tấn Biểu, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, người có hàng chục tàu công suất lớn đang hoạt động hằng ngày trên biển, cho biết: “Ðể đóng mới 1 tàu công suất lớn đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ phải tốn hàng chục tỷ đồng. Do đó, không có nhiều người có thể một lúc đáp ứng được số tiền đối ứng lớn để được ngân hàng cho vay”.

Ngư dân Cà Mau đánh bắt thuỷ sản trên biển gần đảo Hòn Chuối.

Cũng theo ông Biểu, ngư dân Cà Mau vốn quen với việc trang bị các máy cũ nhập từ Ðức, Nhật... nhưng hoạt động rất hiệu quả. Trong khi để được vay vốn, ngư dân phải đầu tư luôn máy mới nên chắc chắn họ sẽ không muốn, bởi đó là khoản đầu tư không cần thiết, gây tốn kém. Ðây là những khó khăn lớn trong thực hiện Nghị định 67, đặc biệt là trong việc duy tu tàu công suất máy nhỏ dưới 400 CV lên máy lớn trên 400 CV để hưởng các ưu đãi.

Ông Ðặng Thành, ngư dân Sông Ðốc, phân tích: “Ngư dân Cà Mau đã quen với việc đi biển bằng tàu vỏ gỗ nên không mấy người mặn mà với tàu vỏ sắt. Trong khi đó, nguồn vốn đối ứng lớn là trở ngại, rất khó đáp ứng được để ngân hàng cho vay. Thậm chí là vốn được ngân hàng cho vay sau khi thẩm định tài sản đảm bảo không đủ để đóng tàu công suất lớn theo nhu cầu buộc ngư dân phải bỏ thêm tiền để đóng tàu”.

Theo Nghị định 67, khi đóng mới tàu dịch vụ hậu cần ở các vùng biển xa, ngư dân được vay đến 95% vốn đầu tư đối với tàu vỏ thép hoặc vỏ composite. Riêng với tàu vỏ gỗ, ngư dân được vay đến 70%. Về đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, ngư dân được vay đến 90% vốn đầu tư đối với tàu vỏ thép hoặc vỏ composite có công suất máy từ 400-800 CV và được vay tối đa 95% đối với tàu vỏ thép hoặc vỏ composite có công suất máy từ 800 CV trở lên. Ông Ðặng Thành cho rằng, để được vay tối đa theo quy định đối với từng loại tàu như nhu cầu, ngư dân khó đáp ứng điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Tháo gỡ vướng mắc

Ðể tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện Nghị định 67, đặc biệt là chính sách tín dụng hỗ trợ đóng mới, cải tạo tàu thuyền, tại hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 28 tỉnh ven biển vào ngày 24/4 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh cũng đã giải thích và chỉ đạo việc thực hiện nghị định này một cách hiệu quả hơn. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, trong kế hoạch trung hạn 2016-2020, dứt khoát ưu tiên vốn cho việc thực hiện Nghị định 67. Ðồng ý bổ sung đối tượng đóng mới, nâng cấp tàu vật liệu mới vào Khoản 2, Ðiều 2 của nghị định.

Trả lời về trường hợp chủ tàu nâng cấp tàu trên 400 CV, không thay máy nhưng có nâng cấp thay đổi trang thiết bị nhưng lại không được hưởng chính sách của Nghị định 67, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định đó là các đơn vị thực hiện hiểu sai và khẳng định bất kỳ chủ tàu nâng cấp gì thuộc danh mục tại Nghị định 67, kể cả có thay máy hay không đều thuộc diện được hỗ trợ.

Về thiết kế mẫu tàu không thuộc các mẫu được Bộ NN&PTNT ban hành, Phó Thủ tướng cũng đề nghị những trường hợp điều chỉnh nhỏ, không làm ảnh hưởng tới an toàn hoặc làm thay đổi cơ bản thiết kế, tính năng, tác dụng của con tàu… Bộ NN&PTNT có thể xem xét ủy quyền cho địa phương xét duyệt, địa phương được uỷ quyền sẽ chịu trách nhiệm.

Riêng về vấn đề vay vốn do Nghị định 67 chỉ quy định mức tối đa, không công bố mức vay tối thiểu nên xảy ra tình trạng ngân hàng cho vay quá thấp, không đủ nhu cầu của ngư dân. Phó Thủ tướng giải thích rõ là Nghị định 67 chỉ yêu cầu mức vay tối đa là để người dân chủ động tự lựa chọn mức vay phù hợp. Vì vậy, các ngân hàng phải cho vay theo nhu cầu của người dân, tinh thần thực hiện phải tôn trọng nhu cầu của dân, ai có tiềm lực thế nào thì cho vay thế đó. Ðặc biệt, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định là về tài sản bảo đảm, chủ tàu không cần phải có tài sản thế chấp gì thêm. Do đó, các ngân hàng không được phép yêu cầu chủ tàu phải có tài sản thế chấp nào khác ngoài chính con tàu đóng mới hoặc nâng cấp.

Như vậy, việc thực hiện Nghị định 67 chậm, vướng mắc tại địa phương thời gian qua là do các đơn vị hiểu sai các điều, khoản, yêu cầu nêu trong nghị định dẫn đến kéo dài thời gian, gây lúng túng, khó khăn cho ngư dân và cả các đơn vị chức năng có liên quan. Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau Lê Văn Sử cho biết: “Sắp tới, Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 67 sẽ phối hợp với UBND huyện, xã, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, cơ sở thiết kế, cơ sở đóng tàu lựa chọn đối tượng ưu tiên, có đủ điều kiện để cùng thống nhất lộ trình xác nhận, thẩm định, phê duyệt, giải ngân cho ngư dân tham gia chính sách tín dụng trong quý II năm 2015”.

Về việc 5 ngân hàng tham gia còn nhiều lúng túng khi xác định hạn mức cho vay, gây chậm tiến độ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau đã xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất về trình tự, thủ tục, điều kiện lập, thẩm định, phê duyệt phương án sản xuất, kinh doanh chung cho cả 5 ngân hàng cho vay. Quy định rõ cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thẩm định dự toán giá thành con tàu đóng mới, kinh phí thẩm định do chủ tàu thanh toán hay ngân hàng thanh toán. 

Ngoài việc làm rõ, tìm ra nguyên nhân thực hiện chậm tiến độ Nghị định 67, công tác tuyên truyền để người dân, đối tượng được thụ hưởng hiểu rõ về các chính sách, lợi ích trong việc thực hiện nghị định này cũng được các ngành chức năng quan tâm./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Các công trình giao thông giải ngân vốn đạt gần 100%
  • Công an TPHCM khởi tố vụ án đốt nhà trọ làm 3 người chết thảm ở quận Bình Tân
  • Đáp ứng hội nhập: Chính sách tài chính sẽ biến động theo chiều tích cực
  • Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande
  • Hình hài của biển
  • [Inforgraphic] Thương mại Việt Nam
  • Các cặp đôi nô nức rủ nhau tham gia trải nghiệm xu hướng cưới mới tại Almaz Wedding Fair 2024
  • [Inforgraphic] CPI tháng 7.2024 tăng 0,48%
推荐内容
  • Quốc hội tán thành quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Thanh tra sở
  • ADB hỗ trợ Việt Nam 3 triệu USD khắc phục hạn hán
  • Nhùng nhằng chuyện Anh rời EU
  • Khai mạc triển lãm Xúc tiến thương mại và đầu tư Doanh nhân trẻ Việt Nam tại Quảng Ninh
  • Long An có hơn 15.000 công nhân, lao động bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp giảm đơn hàng
  • Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân đã vượt khó