【kết quả j league】Đáp ứng hội nhập: Chính sách tài chính sẽ biến động theo chiều tích cực
nhưng là theo chiều hướng tích cực,ĐápứnghộinhậpChínhsáchtàichínhsẽbiếnđộngtheochiềutíchcựkết quả j league theo chuẩn chung để đáp ứng với hội nhập”. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của Bộ Tài chính trong quá trình cải cách thể chế và môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay?
- Ông Nguyễn Minh Phong: Bộ Tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ trong toàn bộ quá trình cải cách, nâng cao môi trường kinh doanh, chất lượng cạnh tranh quốc gia, mà còn giữ cấu phần lớn trong mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.
Riêng về góc độ cải cách môi trường kinh doanh, vai trò của Bộ Tài chính được thể hiện rất lớn trên nhiều mặt khác nhau. Theo đó, đây là cơ quan nhà nước trực tiếp thiết kế các quy định liên quan tới các vấn đề thuế quan; nhưng đồng thời là cơ quan tạo ra các quy định hỗ trợ doanh nghiệp giảm các gánh nặng tài chính; và cũng là đầu mối tạo liên hệ hỗ trợ liên thông giữa ngành Tài chính với các đơn vị khác trong và ngoài nước gắn với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
Hơn nữa, ở Việt Nam, Bộ Tài chính lại quản lý rất nhiều lĩnh vực, gắn liền với đời sống của doanh nghiệp, tổ chức, cá thể kinh doanh; do đó, theo tôi, Bộ đóng vai trò hàng đầu trong việc cải cách thể chế và môi trường kinh doanh.
Thời gian qua, cá nhân tôi cho rằng, Bộ Tài chính đã làm được nhiều việc, giúp doanh nghiệp giảm được gánh nặng tài chính, nhất là gánh nặng về thuế, chi phí kinh doanh. Cùng với đó, ngành Tài chính đã hỗ trợ được doanh nghiệp trong các vấn đề liên quan tới thể chế gắn với môi trường quốc tế, từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh, hội nhập.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Môi trường thể chế quản lý thuế, hải quan thì tốt, nhưng nhũng nhiễu vẫn còn, đâu đó vẫn còn tình trạng thiếu minh bạch, ảnh hưởng tới bức tranh chung của nền tài chính quốc gia.
* PV: Một số ý kiến cho rằng, chính sách, hành lang pháp lý của Việt Nam nói chung và ngành Tài chính nói riêng thay đổi liên tục, gây ra sự khó khăn trong việc tuân thủ của doanh nghiệp. Vậy dưới góc nhìn “muốn hội nhập phải thay đổi”, cá nhân ông có chia sẻ gì về điều này?
- Ông Nguyễn Minh Phong: Có thể cho rằng, không thể ngăn được “làn sóng” hội nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới. Đây là một xu hướng tích cực và bất kỳ quốc gia nào nếu không muốn ở ngoài cuộc chơi thì bắt buộc phải cải cách, đổi mới để hội nhập. Bởi vậy, bên cạnh những điểm tích cực thì quá trình hội nhập ắt sẽ tạo ra sự biến động về thể chế, chính sách của các quốc gia và Việt Nam nói chung, ngành Tài chính nói riêng cũng không ngoại lệ.
|
Do vậy, theo tôi, cộng đồng doanh nghiệp cũng nên chia sẻ với Bộ Tài chính về cải cách thể chế, chính sách trong bối cảnh chúng ta phải hội nhập ngày càng sâu, rộng và nhanh hơn. Chính sách tài chính khó tránh khỏi biến động, nhưng biến động ở đây là theo chiều hướng tích cực, theo chuẩn chung để đáp ứng với hội nhập.
Tôi cho rằng, đây là những biến động về chính sách một cách khách quan và doanh nghiệp cũng cần phải biết để nắm bắt chủ động hơn. Có thể trước mắt, chúng ta hơi bất ngờ, nhưng lợi ích sẽ bền vững hơn trong tương lai.Tuy vậy, ở góc nhìn của doanh nghiệp, ngành Tài chính nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước nói chung cần sớm cập nhật và công khai hóa các cam kết quốc tế đã ký kết, cũng như các thay đổi về chính sách để đáp ứng khi hội nhập. Đây là những hành động rất quan trọng cần công khai hóa lộ trình để doanh nghiệp có thể nắm bắt được và định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.
* PV: Thực tế quá trình cải cách môi trường kinh doanh thời gian qua cho thấy, để tạo ra được chuyển biến rõ rệt và hiệu quả thực sự cần sự chung tay của tất cả bộ, ngành. Chẳng hạn như muốn giảm thời gian thông quan, nỗ lực của ngành Hải quan dù lớn đến mấy cũng chưa đủ nếu thiếu sự vào cuộc của các cơ quan hữu quan. Ông có bình luận gì về thực tế này?
- Ông Nguyễn Minh Phong: Cần phải khẳng định rằng, quá trình cải cách thể chế, tạo sự thông thoáng trong môi trường kinh doanh là sự hội tụ và hợp lực của rất nhiều nhân tố. Tuy nhiên, để hiệu quả thì phải có “tổng chỉ huy”, nếu không sẽ như “một đàn kiến thiếu chủ”, sức mạnh bị kéo giãn ra, thậm chí có thể còn triệt tiêu nhau.
Rõ ràng rằng, đổi mới và hợp nhất thể chế một cách gọn, tinh và tập trung hơn song hành cùng phân quyền, phân cấp cụ thể là hai yêu cầu rất gấp cần thay đổi trong thời gian tới. Hay nói cách khác, tùy từng công việc, cái thì cần tập trung lại, cái lại cần tản ra, nhưng đều phải đảm bảo mục tiêu chung giảm thiểu gánh nặng thể chế, chi phí cho doanh nghiệp.
* PV: Ông có suy nghĩ gì về nhiệm vụ của ngành Tài chính khi vừa phải đảm bảo cân đối ngân sách quốc gia, vừa phải cải cách môi trường kinh doanh để đáp ứng hội nhập?
- Ông Nguyễn Minh Phong:Tôi nghĩ rằng, mục tiêu chung của quá trình cải cách thể chế, môi trường kinh doanh là đảm bảo và dung hòa được lợi ích của Nhà nước và người dân, doanh nghiệp. Đây là một bài toán khó khi phải xem mục tiêu nào là quan trọng hơn trong từng giai đoạn.
Đáp ứng được yêu cầu hội nhập, hay cải thiện môi trường kinh doanh là mục tiêu quốc gia. Vậy lợi ích quốc gia ở đây là gì? Tôi nghĩ không đơn thuần chỉ là việc thu ngân sách, mà còn là ổn định vĩ mô, thúc đẩy năng lực cạnh tranh, tinh thần khởi nghiệp, phát triển bền vững,… để dân giàu, nước mạnh. Do vậy, nếu chúng ta cứ nhìn vào một góc độ là Nhà nước chỉ có thu thuế, thì rất có thể lại đứng trên quan điểm tận thu. Mà rõ ràng, chủ trương của Nhà nước là nuôi dưỡng nguồn thu chứ không phải tận thu.
Do vậy, Nhà nước và Bộ Tài chính luôn xây dựng chính sách dựa trên việc định vị lợi ích quốc gia, có nghĩa là việc nào cần ưu tiên trong những thời điểm thích hợp. Hay nói cách khác, chính sách hướng tới đa mục tiêu, nhưng phải định vị được mục tiêu tùy từng hoàn cảnh. Chẳng hạn, khi ngân sách gặp khó thì ưu tiên mục tiêu đảm bảo an toàn ngân sách quốc gia; ngược lại khi ngân sách đảm bảo thì ưu tiên nhiều hơn cho việc cải thiện môi trường đầu tư. Tuy vậy, để tạo được sự đồng thuận và mang lại hiệu quả cao nhất, công khai, minh bạch, bình đẳng trong chính sách luôn phải song hành.
Tôi ủng hộ các chủ trương của Bộ Tài chính trong giai đoạn hiện nay, vì áp lực sẽ rất lớn khi phải thực hiện “mục tiêu kép” – vừa đảm bảo ngân sách quốc gia vừa cải cách để cải thiện môi trường đầu tư. Do vậy, chính sách tài chính phải thực sự linh hoạt mới đảm bảo được việc nuôi dưỡng nguồn thu thông qua cải thiện môi trường kinh doanh và tăng nguồn thu thông qua chống thất thu như trốn thuế, chuyển giá,…
* PV: Xin cảm ơn ông!Duy Thái (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Du lịch TP.Hồ Chí Minh dễ dàng hơn với ưu đãi từ Traveloka
- ·Siết xe điện trước mùa du lịch biển, Cửa Lò 'còn lúng túng'
- ·Nghỉ dưỡng cao cấp, tour du lịch nước ngoài đắt khách dịp hè
- ·Các nhà lãnh đạo APEC tập trung thảo luận 4 nội dung chính
- ·Kinh nghiệm chọn dịch vụ thi công dán phim cách nhiệt cửa kính tại Long An
- ·Nhiều khách sạn tại TP.HCM đóng cửa, chuyển sang bán rượu
- ·Bốn kịch bản có thể diễn ra dưới thời Tổng thống Trump
- ·Crown Retreat Resort
- ·Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn
- ·Thưởng thức mỹ thực Á
- ·Giá xăng dầu hôm nay 12/11: Thế giới lao dốc, trong nước chờ điều chỉnh
- ·Tiếp viên bắt mẹ bầu dọn bỏng ngô 2 con làm đổ trên máy bay gây tranh cãi
- ·Ý nghĩa của trận chiến tại Mosul, Iraq
- ·Hành trình xa xỉ giá đến 2,3 tỷ đồng trên siêu du thuyền vừa cập cảng Nha Trang
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc
- ·Từ ngày 15/5, tất cả du khách vào tham quan khu phố cổ Hội An phải mua vé
- ·Phản ứng của khách Tây khi thưởng thức món cháo “lạ”, giá “rẻ bèo” ở Hải Phòng
- ·Hạ Long mất điện: Khách đòi trả phòng, ngủ vạ vật, không có nước pha sữa cho con
- ·Tình hình chất lượng nước, xâm nhập mặn các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Nga xác nhận danh tính kẻ đánh bom khủng bố ở St Petersburg