【kqbdvn】Lãnh đạo EU ký Tuyên bố Rome cam kết hướng tới tương lai không có Anh
Tuyên bố Rome được xem là kết quả chủ yếu của Hội nghị thượng đỉnh EU kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome được tổ chức ở thủ đô Rome của Italy.
Tuyên bố Rome nhấn mạnh tới một liên minh độc đáo với các thể chế chung và các giá trị mạnh mẽ, một cộng đồng hòa bình, tự do, dân chủ, nhân quyền và có sự thượng tôn pháp luật.
Theo Tuyên bố Rome, các nhà lãnh đạo EU khẳng định quyết tâm làm cho liên minh này trở nên mạnh mẽ hơn và kiên cường hơn thông qua sự thống nhất, đoàn kết và tôn trọng các nguyên tắc chung.
Các nhà lãnh đạo EU bày tỏ mong muốn về một liên minh an toàn, thịnh vượng, có sức cạnh tranh, bền vững và có trách nhiệm xã hội trong 10 năm tới, với ý chí và năng lực đóng vai trò then chốt trong thế giới toàn cầu cũng như trong việc thúc đẩy toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, liên quan đến đường hướng tương lai cho EU, Tuyên bố Rome chỉ kêu gọi các nước thành viên hành động cùng nhau với các tốc độ và cường độ khác nhau. Ngoài ra, Tuyên bố Rome cũng khẳng định EU sẽ để ngỏ cánh cửa cho những nước muốn gia nhập EU sau này.
Một số nhà phân tích đánh giá kết quả đạt được của Hội nghị chỉ ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân là do Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Anh đang chuẩn bị kích hoạt tiến trình rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, vào ngày 29/3. Một số nhà lãnh đạo châu Âu đã tỏ ý bi quan trước việc Anh rời khỏi EU.
Đáng chú ý, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker phát biểu tại Hội nghị rằng Lễ kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome không có sự tham dự của Anh là một "thời khắc rất đáng buồn." Theo ông Juncker, việc Anh rời EU là một "thảm kịch" cho cuộc gặp của 27 quốc gia thành viên EU ở Rome.
Thậm chí Ba Lan ngay tới phút chót mới chấp nhận ký Tuyên bố Rome. Điều này cho thấy sự bất đồng, rạn nứt trong EU vẫn đang hiện hữu do những lợi ích, quan điểm khác nhau của mỗi nước.
Mặc dù trong Tuyên bố Rome, các nhà lãnh đạo EU khẳng định sẽ tìm kiếm sự thống nhất và đoàn kết hơn nữa, nhưng đã thừa nhận một thực tế là EU đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, cả trong nội khối cũng như trên phạm vi toàn cầu, từ các cuộc xung đột khu vực, nạn khủng bố, sức ép người di cư, chủ nghĩa bảo hộ cho đến những bất bình đẳng kinh tế và xã hội.
Quan trọng nhất, Hội nghị vẫn chưa đề cập được đường hướng tương lai rõ ràng cho EU, chưa quyết định được kịch bản nào mà liên minh này nên theo đuổi trong số năm kịch bản được nêu trong Sách trắng EU công bố mới đây./.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chồng rất tốt nhưng tôi chỉ yêu tình cũ
- ·Vị vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
- ·Vị trạng nguyên nào từng 'cả gan' từ chối lấy công chúa làm vợ?
- ·Các trường đại học nào xét tuyển bổ sung ngành y dược năm 2024?
- ·Khất thực ngoài khuôn viên chùa đều là sư giả
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Dùng dằng' hay 'dùng giằng'?
- ·'Súc tích' hay 'xúc tích', từ nào mới đúng?
- ·13 học sinh một trường tử vong sau trận lũ quét và những lớp học vắng chỗ
- ·Bố mẹ khóc nghẹn xin cứu con trai mắc hai bệnh hiểm nghèo
- ·Chàng trai Việt mê robot, sở hữu doanh nghiệp in 3D ở tuổi 24
- ·Tòa đồng ý nhưng nhà chồng nhất định không chịu giao con
- ·Nhiều trường cho sinh viên đi học trở lại sau mưa lũ
- ·IJC Festival 2024: 'Nhà máy hiện thực hoá ước mơ' của tân sinh viên trường Báo
- ·Thầy hiệu trưởng nhận ‘nuôi’ đến năm 18 tuổi tất cả trẻ thoát nạn ở Làng Nủ
- ·Mẹ làm lao công, con trai u não cầu cứu
- ·Cựu sinh viên 'rút ruột' tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả
- ·Quảng Ninh miễn học phí từ mầm non đến hết lớp 12
- ·Vị vua nào trong sử Việt tin lời gian thần, giết oan bố vợ?
- ·Em Lê Đức Thắng ung thư nhận 39.305.000 đồng bạn đọc ủng hộ
- ·Bài toán đơn giản của học sinh nhưng nhiều người vẫn phải 'chào thua'