【tin tuc bong da anh】Có gì đặc biệt trong bức tranh của vua Hàm Nghi vừa được đưa về Việt Nam?
Ngày 12/11,ógìđặcbiệttrongbứctranhcủavuaHàmNghivừađượcđưavềViệtin tuc bong da anh Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Algerscủa Tiến sĩ Amandine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi.
Ông Nguyễn Anh Minh - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khẳng định, việc tiếp nhận và trưng bày bức tranh có ý nghĩa rất lớn đối với bảo tàng nói riêng và với nền mỹ thuật Việt Nam nói chung.
"Điều đó thể hiện thái độ trân trọng và ghi nhận nghĩa cử của gia đình vua Hàm Nghi hồi hương tác phẩm hội họa của nhà vua yêu nước, đồng thời tôn vinh những tấm lòng hảo tâm hiến tặng tác phẩm nghệ thuật cho bảo tàng. Tác phẩm Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)không chỉ bổ sung, làm giàu thêm cho bộ sưu tập của bảo tàng mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật cận - hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20", ông Minh khẳng định.
Bức tranh sơn dầu Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers) do vua Hàm Nghi sáng tác năm 1908, thể hiện quang cảnh đồng quê gần nhà ông ở Algiers (thủ đô Algeria).
Theo Tiến sĩ Amandine Dabat, phong cảnh hoàng hôn dưới góc nhìn ngược sáng là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của vua Hàm Nghi. Sử dụng phong cách chấm họa ảnh hưởng từ các họa sĩ Pháp vào cuối thế kỷ 19, tác giả đã làm cho màu sắc rực rỡ của buổi chiều tà trở nên rung động.
"Bức tranh này được chọn để đưa về Việt Nam sau khi tham khảo ý kiến của cả gia đình. Đây là ví dụ tiêu biểu cho những nghiên cứu hội họa của vua Hàm Nghi, trong đó có ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu ấn tượng. Năm 1926, bức tranh được triển lãm tại phòng trưng bày Mantelet-Colette Weil ở Paris với tựa đề Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)và ký tên Tử Xuân", Tiến sĩ Amandine Dabat nói.
Bà hy vọng việc trao tặng bức tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ mở đường hồi hương cho những tác phẩm hội họa khác của vua Hàm Nghi.
Một số tác phẩm hội hoạ khác được in trong cuốn sách "Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - Nghệ sĩ ở Alger":
Vua Hàm Nghi sinh năm 1871, lên ngôi năm 1884. Sau khi kinh thành Huế thất thủ năm 1885, vua ban chiếu Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên kháng chiến.
Năm 1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và đưa đi lưu đày ở Algiers. Ông sống tại biệt thự trên khu đồi El Biar, cách thủ đô khoảng 12km, vẫn giữ nếp sống theo phong tục nước nhà cho đến khi qua đời vào đầu năm 1944.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
- ·Hai địa phương vượt chỉ tiêu bảo hiểm y tế
- ·Tăng cường triển khai các biện pháp ứng phó với thiên tai
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Còn xuất hiện mưa giông trên diện rộng đến ngày 8
- ·NA Standing Committee kicks off last session of the year
- ·Hãy tích cực tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
- ·Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- ·Quyết liệt giảm nghèo
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Đừng để người bệnh mãi rơi vào thế khó
- ·Giải quyết và chi hỗ trợ cho trên 52.200 lao động theo Nghị quyết của Chính phủ
- ·Tăng cường đề phòng mưa kèm theo giông lốc
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
- ·Đừng để nước ướt chân mới nhảy...
- ·Cho đi là còn mãi...
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Tặng nhà tình nghĩa cho thương binh nghèo