【hạng 3 nhật】Tư duy nhiệm kỳ gây chậm trễ phân bổ vốn đầu tư công
Kiến nghị làm rõ trách nhiệm,ưduynhiệmkỳgâychậmtrễphânbổvốnđầutưcôhạng 3 nhật kiểm điểm cán bộ gây chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công | |
Giải ngân đầu tư công 4 tháng đạt 15,65% | |
Khảo sát khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân vốn đầu tư công |
Trong phiên chiều 23/5 của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo Quốc hội về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo báo cáo, tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Quốc hội đã quyết nghị tăng chi từ nguồn NSNN tối đa 176 nghìn tỷ đồng, thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 để hỗ trợ, đầu tư các nhiệm vụ, dự án trong từng ngành, lĩnh vực. Căn cứ các kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn NSTW của Chương trình là hơn 161.848 tỷ đồng. Số vốn còn lại chưa phân bổ là hơn 14.151 tỷ đồng.
Trong đó, hơn 13.369 tỷ đồng của 45 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo danh mục và mức vốn, đã hoàn thiện thủ tục đầu tư trước ngày 31/3/2023 theo đúng quy định. 273 tỷ đồng của dự án đầu tư hạ tầng ổn định đời sống nhân dân của xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải thuộc tỉnh Ninh Thuận chưa thể phê duyệt chủ trương đầu tư do vướng mắc về quy hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2. Còn hơn 509 tỷ đồng không thực hiện phân bổ do đến hết thời gian quy định tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11/11/2022 của Quốc hội các dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, không phân bổ hết số vốn được thông báo.
Tuy nhiên, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, việc phân bổ vốn vẫn còn chậm so với yêu cầu của Quốc hội, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Chẳng hạn như công tác chuẩn bị dự án chưa được quan tâm đúng mức, còn tư duy nhiệm kỳ, nhiệm kỳ trước chưa chuẩn bị cho kỳ sau, dẫn đến nhiều dự án khởi công mới sau khi Quốc hội phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn mới tiến hành chuẩn bị đầu tư hoặc phải điều chỉnh, gây chậm trễ trong phân bổ vốn.
Quá trình xây dựng, phê duyệt dự án phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, mục đích sử dụng đất, yếu tố kỹ thuật phức tạp, phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia, thẩm quyền và thủ tục phân cấp cho địa phương quản lý.
Cùng với đó là do năng lực triển khai ở một số nơi còn yếu, chưa quyết liệt, chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được thể hiện rõ; chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; cùng một mặt bằng pháp luật nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt.
Bộ trưởng kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các địa phương rà soát, cân đối vốn NSNN để thu hồi toàn bộ số vốn ứng trước còn lại chưa được báo cáo, thu hồi theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở đề nghị của địa phương, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn NSTW giai đoạn 2021-2025, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 để thu hồi vốn ứng trước của từng nhiệm vụ, dự án. Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thu hồi ứng trước vào cuối kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban nhất trí với đề xuất của Chính phủ, trình Quốc hội phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, bảo đảm nguyên tắc, tiêu chí theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn của Chương trình rất chậm, từ nay đến hết năm 2023 chỉ còn 6 tháng để hoàn thành là áp lực rất lớn. Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Chính phủ hết sức cân nhắc phân bổ các nguồn vốn, cần căn cứ trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng về tiến độ giải ngân thực tế của từng bộ, ngành, địa phương để đề xuất phân bổ vốn cho những dự án đủ điều kiện, có khả năng giải ngân, bảo đảm tính khả thi, tránh tình trạng không giải ngân hết, không đáp ứng được yêu cầu.
Một số ý kiến khác cho rằng, việc giải ngân các dự án thuộc Chương trình trong năm 2022, 2023 là không khả thi; đề nghị báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2024, 2025.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính thông qua áp dụng HTQLCL TCVN ISO 9001
- ·Công ty TNHH Môi trường Sông Công thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật
- ·TCVN 13996:2024
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Đo lường và thử nghiệm tấm pin quang điện: Khuyến nghị nâng cao năng lực phòng đo lường thử nghiệm
- ·Canada thu hồi cũi trẻ em của Công ty South Shore Ltd. vì nguy cơ mắc kẹt
- ·Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trên thế giới và Việt Nam
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·VietinBank dẫn đầu tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện
- ·Doanh nghiệp được hưởng lợi và nâng cao năng suất chất lượng nhờ áp dụng các công cụ cải tiến
- ·TCVN 13697:2023 về robot và các bộ phận cấu thành robot
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Yêu cầu thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió và điều hòa không khí theo tiêu chuẩn
- ·Đảm bảo đo lường, chất lượng xăng dầu và Chuyển đổi số trong quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu
- ·Xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng trưởng ấn tượng
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Kon Tum: 85% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường