【kết quả trận river plate】Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
Người dân mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng về bán có vi phạm không?nổkết quả trận river plate Những quy định về quản lý và sử dụng pháo mới nhất Bộ Quốc phòng lên tiếng về lo ngại độc quyền bán pháo hoa dịp lễ, Tết |
Có lẽ nhiều người không nghĩ rằng một hành động tưởng chừng vô hại như rao bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất trên mạng là vi phạm pháp luật, có thể dẫn đến bị phạt nặng? Đây là thực trạng đáng báo động khi Tết đến gần.
Hành vi rao bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng trên mạng xã hội khi không được cấp phép là vi phạm pháp luật. Ảnh chụp màn hình Facebook |
Xử phạt hành chính tùy mức độ vi phạm
Không khó để bắt gặp những quảng cáo rầm rộ với lời mời hấp dẫn như "giá tốt", "giao hàng tận nơi", hay "pháo hoa chuẩn Bộ Quốc phòng" của nhiều cá nhân khi quảng cáo, rao bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng trên mạng xã hội và cũng thu hút không ít người mua.
Thế nhưng, phần lớn các giao dịch này diễn ra không qua các kênh chính thức, vi phạm các quy định của pháp luật. Điều này không chỉ khiến cơ quan chức năng khó kiểm soát mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn về an toàn, như mua phải hàng kém chất lượng hoặc pháo hoa không rõ nguồn gốc.
Thực trạng này còn phức tạp hơn khi một số cá nhân lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về pháp luật để kinh doanh trục lợi. Một số người cho rằng, rao bán pháo hoa không gây tiếng nổ là hợp pháp, nhưng thực tế, chỉ các cửa hàng được cấp phép mới được kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt này.
Tại khoản 2, Điều 14 Nghị định 137/2020 đã quy định rõ các điều kiện phải đảm bảo khi kinh doanh pháo hoa như sau: Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường; người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn... Đặc biệt, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo, việc kinh doanh pháo hoa không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Ngoài ra, các trường hợp vi phạm còn có thể bị tịch thu toàn bộ tang vật và phương tiện liên quan.
Còn theo quy định tại Nghị định 17/2022/NĐ-CP, cá nhân có hành vi rao bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng trên mạng xã hội và các sàn giao dịch điện tử sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, phải nộp lại số tiền lợi nhuận bất hợp pháp có được từ hành vi bán pháo hoa trái phép.
Nếu hành vi buôn bán liên quan đến pháo hoa nổ đủ cấu thành tội phạm, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 190 và 191 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tội "Buôn bán hàng cấm" có mức án phạt từ 5 năm đến 15 năm tù, tùy vào quy mô và tính chất vi phạm. Việc tàng trữ hoặc vận chuyển pháo hoa nổ trái phép cũng có thể dẫn đến án phạt tù, ngay cả khi không có mục đích buôn bán.
Công an TP. Tân Uyên (Bình Dương) xử phạt một cá nhân rao bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng trên mạng xã hội khi không được cấp phép. Ảnh: Công an Bình Dương |
Đơn cử như trường hợp mới đây nhất, Công an TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt tổng số tiền 27,5 triệu đồng đối với anh L.V.H. (31 tuổi, quê Thanh Hóa) vì bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng nhưng không có giấy phép.
Theo Công an TP Tân Uyên, qua nắm tình hình đã phát hiện tài khoản Facebook của anh L.V.H. có đăng tải bài viết với nội dung bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng.
Sau khi xác minh, Công an TP. Tân Uyên đã mời anh H. về làm việc. Tại buổi làm việc, anh H. đã thừa nhận mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng với giá 400.000 đồng rồi bán lại cho người có nhu cầu với giá 450.000 đồng.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Hành vi tự ý buôn bán pháo hoa chính hãng của Bộ Quốc phòng nói chung và các loại pháo hoa trái phép khác không chỉ vi phạm pháp luật mà còn mang đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Trước hết, đối với pháo hoa của Bộ Quốc phòng được người dân mua tại các điểm kinh doanh hợp pháp rồi mang về bán lại. Điều này là vi phạm các quy định của pháp luật, như đã phân tích ở trên.
Đối với các loại pháo hoa không rõ nguồn gốc hoặc không được kiểm định chất lượng, nhập lậu thì ngoài vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự còn có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng, dẫn đến cháy nổ hoặc những tai nạn không mong muốn.
Bên cạnh đó, việc mua bán pháo hoa tràn lan trên mạng xã hội khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý. Điều này vô hình trung tạo cơ hội cho các loại pháo hoa cấm hoặc hàng giả, hàng kém chất lượng len lỏi vào thị trường.
Ngoài ra, hành vi này còn gây mất trật tự an ninh xã hội, đặc biệt là trong các dịp lễ, Tết. Việc sử dụng pháo hoa không hợp pháp có thể dẫn đến các vụ việc đáng tiếc, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng xung quanh.
Mỗi người dân hãy tự ý thức việc quảng cáo, rao bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng trên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh chụp màn hình Facebook |
Để ngăn chặn tình trạng buôn bán pháo hoa trái phép, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tuân thủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Người dân không được tự ý rao bán pháo hoa trên mạng xã hội, ngay cả khi chỉ nhằm mục đích chia sẻ hoặc hỗ trợ bạn bè, người thân. Việc rao bán pháo hoa trái phép trên mạng cũng bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm.
Mọi người cũng cần phải lưu ý, chỉ mua pháo hoa tại các cửa hàng được cấp phép, được nằm trong danh sách công bố các cửa hàng hợp pháp. Người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin và chỉ mua tại những địa chỉ này.
Người dân cũng phải hết sức cảnh giác với các quảng cáo trên mạng xã hội, cần thận trọng trước các lời mời mua pháo hoa giá rẻ, không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội hoặc các sàn thương mại điện tử. Nếu phát hiện các cá nhân hoặc tổ chức rao bán pháo hoa trái phép, người dân nên thông báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Hành vi tự ý buôn bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng trên mạng xã hội là một vấn đề đáng lo ngại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội và an toàn cộng đồng. Người dân cần nhận thức rõ rằng chỉ có các cửa hàng được cấp phép mới có quyền kinh doanh pháo hoa và bất kỳ hành vi nào trái với quy định này đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Việc tuân thủ pháp luật không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn góp phần xây dựng một môi trường sống an toàn, văn minh. Hãy là người tiêu dùng thông thái và nói không với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến pháo hoa. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Huế sẽ đón khoảng 65.000 lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5
- ·Video chó nhai cục sạc dự phòng dẫn tới cháy nhà
- ·Những trải nghiệm độc đáo khi đi du lịch Quảng Bình
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Kết nối Huế
- ·Linh hoạt thu hút khách du lịch nội địa khi giá vé máy bay tăng
- ·19.000 binh lính Hàn Quốc bắt đầu tập trận chung với Mỹ
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Tổng cục Hải quan gặp mặt báo chí nhân ngày 21
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·4,2 triệu cổ phiếu PMP chính thức niêm yết trên HNX từ 22.9
- ·Được bán trước cổ phần cho người lao động
- ·AGF bán cổ phiếu tỉ lệ 4:1 giá 10.000 đồng
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Kết nối, khảo sát, tìm sản phẩm thúc đẩy du lịch Cố đô
- ·Đón chuyến tàu du lịch đầu tiên đến Huế bằng đường hàng hải năm 2024
- ·Bánh cuốn tôm chua, mỹ vị cung đình dần rơi vào quên lãng
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Thanh tra thuế tại một doanh nghiệp FDI