【vòng loại u21 hôm nay】TP.HCM quy định 5 khoản tiền không được thu đầu năm học mới
Trước thềm năm học mới 2024 - 2025,địnhkhoảntiềnkhôngđượcthuđầunămhọcmớvòng loại u21 hôm nay TP.HCM quy định chi tiết các khoản được thu và không được thu nhằm hạn chế tình trạng lạm thu.
Theo công văn của Sở GD&ĐT TP.HCM, nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định của Bộ GD&ĐT.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đáng chú ý, TP.HCM quy định rõ cụ 5 khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu, bao gồm:
- Bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh
- Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường
- Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục
- Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường
Năm học 2024-2025, TP.HCM cũng có những điều chỉnh về chính sách thu chi tại các cơ sở giáo dục công lập. Đây là năm thứ hai TP.HCM quy định về mức trần đối với các khoản thu dịch vụ nhằm giúp phụ huynh biết các khoản thu, nhằm giám sát, tránh lạm thu. Sẽ có 9 khoản thu dịch vụ trường công lập được phép thu trong năm học mới:
Một, dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú.
Nhóm 1 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | Nhóm 2 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | |
Mầm non | Tối đa 550 | Tối đa 500 |
Tiểu học | Tối đa 350 | Tối đa 320 |
THCS | Tối đa 300 | Tối đa 280 |
THPT | Tối đa 250 | Tối đa 230 |
Hai, dịch vụ phụ vụ ăn sáng.
Nhóm 1 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | Nhóm 2 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | |
Mầm non | Tối đa 220 | Tối đa 200 |
Tiểu học | Tối đa 60 | Tối đa 50 |
Ba, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn. Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/giờ. Bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 11.000 đồng/học sinh/giờ.
Bốn, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ, tết, không bao gồm tiền ăn. Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 128.000 đồng/học sinh/ngày. Bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 120.000 đồng/học sinh/ngày.
Năm, dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng. Khối nhà trẻ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đều có mức thu tối đa 260.000 đồng/học sinh/tháng. Khối mẫu giáo có mức thu tối đa 160.000 đồng/học sinh/tháng đối với cả 2 nhóm học sinh.
Sáu, dịch vụ khám sức khỏe học sinh ban đầu bao gồm khám nha học đường.
Học sinh nhóm 1 | Học sinh nhóm 2 | |
Bậc mầm non | Tối đa 70.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 65.000 đồng/học sinh/năm |
Bậc Tiểu học | Tối đa 60.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 55.000 đồng/học sinh/năm |
Bậc THCS | Tối đa 50.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 45.000 đồng/học sinh/năm |
Bậc THPT | Tối đa 50.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 45.000 đồng/học sinh/năm |
Bảy, dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh bao gồm tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh, chi phí thuê máy lạnh (nếu có). Theo đó, với lớp đã trang bị máy lạnh, học sinh thuộc nhóm 1: có mức thu như sau: bậc mầm non, tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng; tiểu học: 45.000 đồng/học sinh/tháng; THCS và THPT: 35.000 đồng/học sinh/tháng. Mức này cũng chính là mức thu tối đa cho học sinh thuộc nhóm 2.
Tám, dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Mức thu tối đa này được quy định như nhau ở tất cả các bậc học và nhóm 1, nhóm 2 với mức 110.000 đồng/học sinh/tháng.
Chín, dịch vụ đưa rước trẻ, học sinh bằng xe ô tô. Với tuyến đường dưới 5km, được quy định đồng đều ở tất cả các bậc học với mức tối đa là 10.000 đồng/học sinh/km. Với tuyến đường từ 5km trở lên, mỗi học sinh đóng tối đa 8.000 đồng/học sinh/km.
Theo quy định, nhóm 1 là học sinh, học viên tại Thủ Đức và các quận của TP.HCM. Nhóm 2 thuộc các huyện: Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè.
Ngoài 9 khoản thu nêu trên, so với quy định của năm học 2023-2024, các khoản khác như Tiền ăn bán trú; Tổ chức dạy tăng cường ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, câu lạc bộ, stem, bơi lội; Tiền dạy học theo đề án; Tiền thực hiện Chương trình kích cầu đầu tư; Tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú, đồng phục, học liệu; Trông giữ xe... được các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình thực tế, thỏa thuận với phụ huynh để xây dựng mức thu.
Hiểu Lam(责任编辑:World Cup)
- ·Gỡ vướng về cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ
- ·Diễn đàn 'Kinh doanh và Pháp luật' năm 2024 góp phần ‘gỡ rối’ cho doanh nghiệp
- ·Vụ rơi quạt điện gió: Đòi bồi thường 160 tỷ, sau nhận hỗ trợ 500 triệu đồng
- ·Người có triệu chứng ốm, sốt không được đến nơi làm việc, học tập
- ·Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch COVID
- ·Chỉ định thầu xây dựng cảng hành khách quốc tế Phú Quốc
- ·Doanh nghiệp trả lương, cán bộ công đoàn khó có tiếng nói độc lập
- ·Tân lãnh đạo Đài Loan kêu gọi tự do hàng hải ở Biển Đông
- ·9 tháng năm 2022: Thu hút FDI đạt hơn 18,7 tỷ USD
- ·TPHCM sẵn sàng phương án đón hơn 2.000 công dân về nước
- ·Toàn cảnh kinh tế Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022
- ·Miền Bắc sắp đón liên tiếp 2 đợt không khí lạnh
- ·Quân nhân Trung Quốc dính vào vụ ăn cắp bí mật quân sự Mỹ
- ·Bế tắc xác định nguyên nhân sự cố thủy điện Xekaman3, Bộ cầu cứu Thủ tướng
- ·Người dân cần cảnh giác với thông tin xấu, độc, sai sự thật về dịch bệnh COVID
- ·Mong có nhiều cuộc hội ngộ
- ·Lào Cai: Triển khai đồng bộ giải pháp, kiểm soát tốt thị trường
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 27/9/2024: Hà Nội sương mù sáng sớm, Nam Bộ mưa to
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, TCT
- ·Số người thiệt mạng do tai nạn xe buýt ở Brazil tăng lên 54