【kq middlesbrough】Bế tắc xác định nguyên nhân sự cố thủy điện Xekaman3, Bộ cầu cứu Thủ tướng
Thủy điện cạn khô, EVN khai thác tối đa nhiệt điện than và tuabin khí | |
Lại nóng vấn đề đập thủy điện Đại Phục hưng | |
Than hết, nước cạn, còn nhiều rủi ro cung ứng điện năm nay | |
Dự án thủy điện nghìn tỷ chậm trễ, EVN báo cáo gấp Thủ tướng |
Dự án thủy điện Xekaman 3. Ảnh: Internet |
Dự án thủy điện Xekaman 3 (tại Lào) có tổng mức đầu tư hơn 300 triệu USD, với công suất lắp máy 250 MW do Công ty CP Điện Việt Lào (VLP) thuộc Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư.
Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 5/4/2006, theo hình thức BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) và đã phát điện từ tháng 6/2013. Tuy nhiên, ngay sau thời gian vận hành ngắn ngủi, đường ống áp lực đã xảy ra lỗi kỹ thuật bị đứt lần 1 vào tháng 10/2013. Sau khi sửa chữa, tháng 12/2016 dự án bị sự cố lần 2 và phải tạm dừng hoạt động đến nay.
Đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng và các bộ, cơ quan liên quan rà soát toàn bộ quy trình, hồ sơ để xác định rõ sự cố kỹ thuật của dự án thủy điện Xekaman 3 của VLP có là nguyên nhân bất khả kháng hay là do lỗi chủ quan, gây hậu quả; chịu trách nhiệm về kết quả xác định gửi Bộ Tài chính để tổng hợp.
Mới đây, trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện xác định nguyên nhân sự cố dự án thủy điện Xekaman 3 tại Lào, Bộ Công Thương nêu rõ: Dự án thủy điện Xekaman 3 là dự án đầu tư ra nước ngoài, không thuộc phạm vi quản lý trực tiếp nên Bộ này không có hồ sơ và tài liệu liên quan đến các giai đoạn đầu tư dự án.
Bộ Công Thương đã yêu cầu VLP báo cáo nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng sau nhiều lần ra văn bản, VLP chỉ gửi một số báo cáo tóm tắt, thiết kế kỹ thuật, thuyết minh thiết kế kỹ thuật...
Đáng chú ý, VLP cho biết toàn bộ hồ sơ dự án đang được lưu trữ tại Xekaman 3 theo yêu cầu quản lý chất lượng xây dựng do Chính phủ Lào và thông báo với Cục Điện lực (Bộ Công Thương) rằng: “Nếu quý Cục cần bổ sung thêm hồ sơ quản lý khảo sát, thiết kế công trình, kính mời quý Cục đến Xekaman 3 tại địa chỉ km 13, đường D4, huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông nước CHDCND Lào để nghiên cứu đầy đủ và thu thập hồ sơ tài liệu đảm bảo theo yêu cầu”.
Theo Bộ Công Thương, nội dung báo cáo của VLP và Công ty TNHH Xekaman 3 chưa có đánh giá chi tiết làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các bên liên quan để xảy ra sự cố kỹ thuật của dự án.
Các báo cáo, tài liệu đó không đủ điều kiện để Bộ tổ chức rà soát toàn bộ quy trình, hồ sơ để xác định rõ nguyên nhân sự cố kỹ thuật của dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương cho rằng, việc đánh giá nguyên nhân sự cố của dự án thủy điện này đòi hỏi phải có sự đầu tư phù hợp về thời gian, đầy đủ hồ sơ khảo sát, thiết kế, quan trắc,... ý kiến đánh giá của các chuyên gia đầu ngành về địa chất, kỹ thuật xây dựng công trình và cần thiết phải do một đơn vị chức năng có đầy đủ năng lực, thẩm quyền và nhiều kinh nghiệm chủ trì thực hiện.
Trong khi đó, Cục Điện lực đang gặp rất nhiều áp lực trong việc bố trí nhân lực để đáp ứng tiến độ của các nội dung công việc.
Thực tế đó cùng với sự thiếu hợp tác của VLP trong giao nộp tài liệu dự án là không đủ điều kiện khách quan và chủ quan để Bộ Công Thương tổ chức xác định nguyên nhân sự cố kỹ thuật của dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong trường hợp cần thiết vẫn phải tiếp tục xác định nguyên nhân sự cố dự án, Bộ Công Thương cho rằng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) là cơ quan chức năng giải quyết sự cố trong thi công xây dựng và trong quá trình khai thác, sử dụng công trình; tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình…
Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo VLP đáp ứng đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan và giao Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chủ trì, phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện nguyên nhân sự cố kỹ thuật dự án thủy điện Xekaman 3.
Vốn điều lệ của VLP là 3.250 tỷ đồng. Tổng công ty Sông Đà nắm giữ 33,77% vốn điều lệ; Công ty CP Quản lý đầu tư xây dựng Việt Hà nắm giữ 20% vốn điều lệ; còn lại của các đơn vị khác. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tư vấn, hướng nghiệp, trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh
- ·Đặc khu kinh tế: Cần “phá rào” để vượt trội
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Tập đoàn HSBC (Anh)
- ·Kinh tế tư nhân thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh
- ·Con em mà mù thì…niềm hy vọng cuối cùng cũng mất
- ·Bảo hiểm xã hội TP.HCM có gần 200 người xin nghỉ việc
- ·Hệ lụy vì tự điều trị đột quỵ não tại nhà
- ·Thiên tai khó lường
- ·Tư vấn, định hướng giúp học sinh xác định nghề trong tương lai
- ·Công bố quyết định nhân sự của Thủ tướng
- ·Phát điên vì bị chồng kiểm soát chặt
- ·Các đô thị Đông Nam Á tìm giải pháp thực hiện Thỏa thuận Paris có hiệu quả
- ·Thay đổi phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
- ·Khó giải bài toán di cư trái phép
- ·Nghiêm trị những chiêu trò xuyên tạc, phá hoại
- ·Báo chí góp phần làm nổi bật những dấu ấn đối ngoại
- ·Đẩy mạnh phát triển logistics để tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt
- ·Nỗ lực giải mã bệnh viêm gan bí ẩn
- ·Thương cảm cô bé mồ côi bị bệnh Down
- ·Cuộc họp lần thứ 11 Nhóm giữa kỳ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về An ninh biển lần thứ 11