【nhận định kazakhstan】Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam
Ngành cơ khí chế tạo: Làm chủ công nghệ,ềutậpđoànnướcngoàimuốntăngtỷlệnộiđịahoátạiViệnhận định kazakhstan nâng cao tỷ lệ nội địa hóa Làm thế nào để tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô? Tập trung 3 giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô |
Nhu cầu tìm nhà cung ứng linh, phụ kiện của tập đoàn nước ngoài đang rất lớn
Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý - Chuyên gia chính sách công nghiệp, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: "Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lớn như: Samsung, Toyota và một số tập đoàn lớn mà tôi đã có dịp làm việc đều cho biết, họ mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp là doanh nghiệp trong nước, không được mới phải tìm đến nhà cung cấp bên ngoài để làm phụ kiện".
Các chuyên gia cho rằng, một số doanh nghiệp lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn nâng cao tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam. Ảnh ST |
Đồng ý quan điểm cho rằng nhu cầu tìm kiếm các nhà sản xuất linh, phụ kiện tại Việt Nam của các tập đoàn nước ngoài đang rất lớn, PGS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài cho rằng: Tập đoàn Samsung từ chỗ chỉ có khoảng 10 nhà cung ứng linh kiện trong nước vào những năm 2017-2018, thì đến nay đã có khoảng 300 nhà cung cấp linh, phụ kiện là doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có khoảng 100 nhà cung cấp là vendor cấp 1.
“Nếu các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hỗ trợ thì các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài sẽ có được lợi ích rất lớn khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, lợi ích này lớn hơn rất nhiều so với việc các nhà đầu tư nước ngoài phải mang các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ từ các quốc gia khác đến Việt Nam để cung ứng linh, phụ kiện phục vụ sản xuất” – PGS, TSKH Nguyễn Mại nêu.
Trong khi đó, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại diện một doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp hỗ trợ đã và đang “bắt tay” với các tập đoàn hàng đầu thế giới để sản xuất linh, phụ kiện cho chuỗi cung ứng toàn cầu cho biết, nhu cầu linh, phụ kiện phục vụ sản xuất của các tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam đang rất lớn và có xu hướng gia tăng, nhất là trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng lớn.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện doanh nghiệp này, không phải đơn đặt hàng nào doanh nghiệp trong nước cũng có thể đáp ứng được bởi yêu cầu về thời gian giao hàng, về công nghệ và cả về vốn để đáp ứng đơn hàng rất khắt khe, trong khi nguồn lực của những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước thì hạn chế. Đó là lý do, có khi đang cần việc làm nhưng doanh nghiệp đôi khi vẫn phải từ chối đơn hàng của các tập đoàn đa quốc gia.
Thực tế đã được chứng minh, nếu Việt Nam có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển thì không chỉ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, mà còn giúp gia tăng giá trị trong các sản phẩm xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ phát triển còn ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút được dòng vốn đầu tư từ trực tiếp nước ngoài các tập đoàn lớn, thu hút được các dự án FDI chất lượng cao, tạo thêm không gian cho doanh nghiệp trong nước phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Cần có chính sách ưu đãi với doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ảnh HD |
Cần thêm cơ chế cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào công nghiệp hỗ trợ
Để tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, thời gian qua nhà nước cũng có nhiều chính sách như hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Gần đây nhất, đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025.
Theo Quyết định, từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Trong đó bao gồm các hoạt động: Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; lựa chọn và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế; tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; xúc tiến thị trường nước ngoài, tham gia chuỗi sản xuất…
Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ khá đa dạng, song theo các chuyên gia kinh tế, việc triển khai các chính sách ưu đãi với ngành công nghiệp hỗ trợ vào thực tế vẫn còn nhiều hạn chế. Một số điều kiện để hưởng ưu đãi trong quy định khá ngặt nghèo, chưa thật sự phù hợp, khiến cho các doanh nghiệp rất khó tiếp cận và khó đáp ứng được yêu cầu để hưởng chính sách.
Bên cạnh đó, một hạn chế trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam chưa có sự ràng buộc và cũng chưa khuyến khích để các doanh nghiệp nước ngoài tăng tính lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước.
Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Xuân Thuý cho rằng: Có một vấn đề đang tồn tại là, một số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhưng cuối cùng sau một thời gian lại chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Qua đó để thấy rằng, vấn đề ở đây chưa hẳn là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, mà là do chính sách vĩ mô đang có vấn đề, khiến cho ngành bất động sản tạo ra một lợi nhuận “quá kinh khủng”.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, nhiều doanh nghiệp cho biết, rất muốn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhưng cũng không làm được, vì làm thì không có lãi, trong khi cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ lại rất khó khăn.
Các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp tại Việt Nam nhưng không được. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Xuân Thuý: Sự tìm kiếm đó hoàn toàn từ phía chủ động của các doanh nghiệp, nên chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Để sự tìm kiếm này thực sự mang lại hiệu quả, bà Nguyễn Thị Xuân Thuý đưa ra đề xuất: Các cơ quan chức năng cần thực sự vào cuộc, chủ động kêu gọi tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang có nhu cầu tìm kiếm những nhà cung cấp Việt Nam, gom vào thành một chương trình và có những chính sách kết nối với khu vực doanh nghiệp trong nước, thì khi ấy cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước sẽ rất lớn.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
- ·Học văn hóa lái xe và cách đỗ xe trước rồi hãy tính chuyện mua ô tô
- ·Ngày cuối năm Ất Mùi, xảy ra 34 vụ tai nạn giao thông
- ·Bộ Công thương ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch Giờ Trái đất 2016
- ·Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Long An IDICO: 40 năm xây dựng và phát triển
- ·Bí quyết vượt qua cơn buồn ngủ về đêm của các tài xế đường dài
- ·Chi chục triệu thuê người dọn nhà một lần ở Hà Nội, chủ được gấp từng cái áo
- ·Chó cắn người, chủ chó ở Mỹ bị xử lý thế nào?
- ·Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
- ·Thót tim xem clip cháu bé vừa đi xe đạp vừa chơi ú òa trước đầu ô tô
- ·Giá xăng dầu hôm nay 04/11: Bật tăng sau OPEC+ hoãn kế hoạch tăng sản lượng
- ·TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt gần 3.800 tỷ đồng
- ·Ngoại tình nhưng không thừa nhận, chồng tâm sự đến cuối cùng vợ vẫn đổ lỗi
- ·Kiểm soát ô nhiễm nước: Cần có các chế tài cụ thể và đủ mạnh
- ·Long An: Ngôi nhà chung của hơn 19.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động
- ·Được bà tặng vé số dịp sinh nhật tuổi 18, chàng trai Mỹ trúng 1 triệu USD
- ·Hà Nội: Cưỡng chế phá phần sai phạm tòa nhà 8B Lê Trực
- ·50 địa phương triển khai Ngày Quyền người tiêu dùng năm 2016
- ·Giá vàng hôm nay 13/9: Giảm tiếp trước khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát
- ·Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thanh long lao dốc