【điểm xếp hạng người chơi al feiha gặp al-nassr】Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Tiết giảm 399 triệu USD mỗi năm cho nền kinh tế
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào kiểm tra chuyên ngành
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,ảicáchkiểmtrachuyênngànhTiếtgiảmtriệuUSDmỗinămchonềnkinhtếđiểm xếp hạng người chơi al feiha gặp al-nassr Bộ Tài chính đã hoàn thiện đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” nhằm cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm chi phí, giảm thời gian cho doanh nghiệp (DN, phát huy trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan (đơn vị chủ trì, tham mưu cho Bộ Tài chính xây dựng và hoàn thiện đề án), đề án đã khắc phục được những hạn chế trong công tác KTCN còn bất cập lâu nay và trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động KTCN.
So với trước đây, việc KTCN tại cửa khẩu do nhiều cơ quan thực hiện, nay giao cơ quan hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Cơ quan hải quan là đầu mối tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra bằng máy móc thiết bị tại hiện trường hoặc trưng cầu, giám định, thử nghiệm tại tổ chức đánh giá sự phù hợp/giám định được bộ quản lý ngành, lĩnh vực chỉ định; thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm để thông quan.
Cơ quan hải quan cũng chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và áp dụng quản lý rủi ro tích hợp trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, công khai, kết nối, chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan.
Điểm nổi bật so với trước đây, đề án sẽ ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để triển khai mô hình mới trong cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Theo phân tích của Tổng cục Hải quan, việc ứng dụng tối đa công nghệ thông tin sẽ giúp cơ quan quản lý xác định đối tượng phải kiểm tra, miễm, giảm kiểm tra; quyết định phương thức kiểm tra; cung cấp các chỉ dẫn cho DN để thực hiện các công đoạn trong KTCN kết hợp với kiểm tra hải quan.
Theo mô hình mới, nhiều thủ tục kiểm tra được đơn giản hóa do nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu của người nhập khẩu được tập trung vào một đầu mối là cơ quan hải quan. Theo đó, khi hàng hóa đủ điều kiện được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng hoặc kiểm tra giảm thì hệ thống điện tử hải quan tự động cập nhật, người nhập khẩu không phải làm thủ tục xin miễn giảm như hiện hành; giảm nhiều giấy tờ trùng lặp giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kiểm tra chất lượng. Cơ quan hải quan có thể đưa ra quyết định thông quan hàng hóa nhanh chóng cho DN.
Doanh nghiệp và nền kinh tế hưởng lợi
Đề cập đến tính khả thi của đề án, Tổng cục Hải quan cho hay, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ đã thực hiện đánh giá tác động của đề án một cách độc lập, khác quan, phần nào thấy được hiệu quả mang lại cho cộng đồng DN và cả nền kinh tế.
Cụ thể, về tác động trực tiếp đối với DN xuất nhập khẩu, theo Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tính toán, thời gian và chi phí tiết kiệm cho DN nhập khẩu hàng hóa thuộc diện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm khi triển khai thực hiện theo mô hình mới là rất rõ nét.
Tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo mô hình mới so với mô hình hiện tại khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra). Chi phí tiết kiệm được cho DN trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu USD).
Đối với lợi ích nền kinh tế, khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn. Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Căn cứ tỷ lệ KTCN năm 2019 do Tổng cục Hải quan cung cấp, Dự án Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ tính toán dựa trên dữ liệu trong Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), ước tính giá trị tiết kiệm cho nền kinh tế khi áp dụng mô hình mới lên đến 399 triệu USD mỗi năm./.
Trịnh Hải
(责任编辑:World Cup)
- ·Dịch vụ vệ sinh công nghiệp Việt Mỹ uy tín, chất lượng
- ·Thủ tướng: Nghiêm khắc phê bình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc
- ·Thủ tướng dự hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Lào Cai
- ·5 năm, ngành lao động giải quyết việc làm cho hơn 7,8 triệu người
- ·Giá xăng dầu hôm nay 06/9/2024: Dầu thô Mỹ về dưới mốc 70 USD/thùng
- ·Bài 1: Khúc hoan ca cho nền kinh tế
- ·Infographics: Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV thông qua các chỉ tiêu kinh tế
- ·Thận trọng với mục tiêu tăng trưởng cao những năm tới
- ·Đông đảo đoàn viên, thanh niên tình nguyện hiến máu
- ·Thủ tướng dự hội nghị tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu
- ·Saigon Uniform
- ·Việt Nam bàn giao 56 mẫu ADN sừng tê giác cho Nam Phi
- ·Con đường nghìn đô
- ·Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về thành lập thành phố Thủ Đức và Phú Quốc
- ·Một nửa hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đang bị tổn hại
- ·Sẵn sàng cho Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ năm 2024
- ·Điện Biên triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực
- ·TPHCM đề xuất chi hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid
- ·Nhiều giải pháp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng
- ·Thượng tướng Phan Văn Giang tiếp Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ