会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận đá hôm nay】Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu!

【trận đá hôm nay】Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu

时间:2025-01-12 18:54:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:737次

Báo Cà Mau(CMO) Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ) do vi-rút Varicella Zoster gây ra. Trước đây, bệnh thuỷ đậu chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhưng vài năm trở lại đây, bệnh tấn công cả người lớn, gây những tổn thương thẩm mỹ trên da, biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng cách chủ động tiêm phòng.

Người dân đến trung tâm y tế để hỗ trợ tư vấn, tiêm phòng bệnh thuỷ đậu.

Bệnh thuỷ đậu có khả năng xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm, nhưng bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa, đỉnh điểm vào tháng 3-4 và có thể lây lan thành dịch. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 10 tuổi có khả năng mắc bệnh rất cao (trên 90%). Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp; với phụ nữ có thai có thể truyền bệnh cho con thông qua nhau thai.

Phòng bệnh là chính

hó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau Lê Ngọc Định cho biết: “Thuỷ đậu là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không được chăm sóc, chữa trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng. Nhẹ thì để lại những tổn thương trên da, sẹo gây mất thẩm mỹ; nặng thì có thể biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... Đặc biệt, 1 người chỉ mắc bệnh 1 lần, tuy nhiên nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20 hoặc 30 năm, các siêu vi thuỷ đậu vẫn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông) nếu gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể tái hoạt động trở lại gây san thương của bệnh Zona, hay còn gọi là giời leo”.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận, đầu năm đến nay các cơ sở điều trị trên toàn tỉnh tiếp nhận khoảng 35 trường hợp thuỷ đậu, đây chỉ là con số bề nổi bởi vì còn rất nhiều trường hợp thuỷ đậu không đến cơ sở y tế.

Hiện nay, bệnh thuỷ đậu chỉ có thể tiêm chủng vắc-xin. Trên thị trường có nhiều loại vắc-xin thuỷ đậu đến từ nhiều nước như: Okavax (Nhật Bản),Varilrix (Bỉ), Varicella (Hàn Quốc), Varivax ( Mỹ). Tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau đang sử dụng vắc-xin thuỷ đậu Varivax của Mỹ với giá dịch vụ 710.000 đồng/liều. Trẻ nhỏ từ 1-12 tuổi được tiêm 1 liều duy nhất, trên 13 tuổi bắt buộc phải tiêm 2 liệu trình.

Những vấn đế cần lưu ý

Nhiều năm trở lại đây, người dân có ý thức hơn trong việc chủ động phòng ngừa các loại dịch bệnh truyền nhiễm. Ghi nhận 3 tháng đầu năm, tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, có 250 lượt người đến tiêm chủng thuỷ đậu, tăng 50 lượt so với cùng kỳ năm 2017. Lứa tuổi tiêm ngừa được mở rộng, đặc biệt là sự gia tăng của đối tượng chuẩn bị mang thai.

Tuy nhiên, do đặc thù được nhập từ nước ngoài nên vắc-xin thuỷ đậu có giá khá cao (vắc-xin tiêm dịch vụ), đại bộ phận người dân chưa chủ động tiêm ngừa trước, chỉ khi mắc bệnh mới đến điều trị để giảm nhẹ các biến chứng về sau.

Chị Phạm Thị Dung, Phường 8, TP. Cà Mau, tâm sự: “Trước nay không để ý đến việc tiêm phòng chủng các loại vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh, chỉ khi chồng tôi mắc bệnh thuỷ đậu tôi mới tìm đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nhờ tư vấn xem có nên chủng ngừa hay không. Tại đây, ngoài vắc-xin thuỷ đậu, tôi còn biết khá nhiều loại vắc-xin khác mà mình chưa tiêm ngừa. Y tế giờ rất tiến bộ, tuỳ theo khả năng kinh tế nên cân nhắc nên tiêm chủng để phòng bệnh ngay từ đầu”.

Đối với trường hợp của chị Dung, Bác sĩ Định khuyến cáo: “Có thể phòng bệnh đến 80-90% nếu đã chủng ngừa thuỷ đậu, còn lại 10% vẫn có thể mắc bệnh, nhưng trường hợp này chỉ nổi ít nốt đậu (dưới 50 nốt) và không để lại các biến chứng. Với trường hợp chị Dung, người nhà đã ủ bệnh hơn 3 ngày, tiêm ngừa vẫn có thể phát huy tác dụng bảo vệ nhưng vẫn phải cách ly và sử dụng các biện pháp tránh truyền nhiễm”.

Loay hoay tìm mọi cách để tiêm ngừa thuỷ đậu cho đứa cháu trai, ông Trần Lý Hùng, Phường 5, TP. Cà Mau, lo lắng: “Mùa nắng nóng bệnh trái rạ bùng phát, lây lan ở nhiều trẻ nhỏ, cháu đi học, đi chơi nơi công cộng rất khó kiểm soát nên biện pháp an toàn nhất là cho đi chủng ngừa, phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Một điểm cần lưu ý với đại đa số phụ huynh là thường nhầm lẫn dấu hiệu phát bệnh ban đầu của thuỷ đậu với sốt phát ban, sởi ở trẻ nhỏ. Với các nốt đỏ, mụn thuỷ đậu khởi phát đột ngột với nhiều mụn nước ở mặt, chi, sau đó lan ra toàn thân rất nhanh (chỉ trong 12-24 giờ). Mụn nước có chứa dịch trong, mủ và ngày càng to. Riêng ban đỏ có nốt đỏ, mịn sáng ít gồ lên da, khi bay không để lại sẹo hay vết thâm. Ở sởi, nốt ban sởi gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại vết thâm. Tuy nhiên điểm dễ phân biệt nhất là vị trí các đốt mụn thuỷ đậu không mọc theo trật tự nhất định. Nắm rõ các dấu hiệu trên, ba mẹ dễ dàng theo dõi nhận biết để điều trị tốt nhất./.

Yến Nhi

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
  • Quảng bá múa Lân Sư Rồng Việt Nam tại Pháp
  • Sôi động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tại Cao Bằng
  • Du khách Ấn Độ đổ xô đến Đông Nam Á
  • Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
  • Hàn Quốc và Trung Quốc nối lại các tuyến du lịch đường biển
  • Bộ Công Thương: Phổ biến chính sách, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp
  • 380 loại thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi danh mục
推荐内容
  • Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
  • Giữ chất lượng kiểm toán trong bối cảnh Covid
  • Đẩy mạnh hợp tác xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
  • Cả người lớn, trẻ em đều nên tiêm phòng sởi
  • ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
  • Các khoản chi ngân sách phải thực hiện cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước