【bóng đá tivi hôm nay】Giữ chất lượng kiểm toán trong bối cảnh Covid
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Trần Thị Thúy Ngọc – Phó Chủ tịch phụ trách Đối ngoại truyền thông,ữchấtlượngkiểmtoántrongbốicảbóng đá tivi hôm nay Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA), kiêm Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, về vấn đề này.
PV: Trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát, mối quan tâm của doanh nghiệp (DN) và các vấn đề cần chú ý cho kiểm toán viên (KTV) là gì, thưa bà?
Bà Trần Thị Thúy Ngọc:Trong hoàn cảnh dịch bệnh, trừ một số ít ngành nghề có sự phát triển tốt hơn, nhiều ngành nghề khác phải cân đối, kiểm soát chi phí, tìm cách mở rộng thị trường, chống chọi để tồn tại hoặc phải tìm cách chuyển dịch chiến lược kinh doanh. Trong đó, phần lớn các DN tập trung cho việc quản trị nội bộ hiệu quả, cắt giảm chi phí đến mức tối đa.
Bà Trần Thị Thúy Ngọc |
Câu hỏi cần đặt ra cho các KTV là liệu các phương pháp kiểm toán truyền thống, cách thức thực hiện kiểm toán truyền thống có trợ giúp tăng chất lượng kiểm toán và cung cấp cho đơn vị được kiểm toán những giá trị gia tăng hay không? Với sự hoài nghi nghề nghiệp, một loạt các câu hỏi thường được đặt ra bởi KTV là: Liệu ban lãnh đạo và nhân viên của các DN có áp lực về các chỉ số tài chính hay các chỉ tiêu quản lý nhằm đạt được mức thu nhập như kỳ vọng, dẫn đến phát sinh và gia tăng gian lận hay biển thủ tài sản? Liệu phương thức làm việc tại nhà hay từ xa của các DN hoặc một bộ phận của DN có dẫn tới các quy trình kinh doanh thay đổi, hệ thống kiểm soát nội bộ thay đổi tạo nên các lỗ hổng trong kiểm soát và gia tăng gian lận? Liệu DN có thể hoạt động liên tục khi một số ngành nghề gần như bị ngừng hoạt động (hoạt động hàng không, du lịch quốc tế, …), địa bàn hoạt động và thị trường bị giãn cách xã hội hoặc chuỗi cung ứng bị gián đoạn không cung cấp nguyên vật liệu kịp thời hoặc hàng hóa, thành phẩm không được giao đúng kỳ hạn.
Hơn lúc nào hết, sự hoài nghi nghề nghiệp và sự cẩn trọng trong kiểm toán được nâng cao, nhằm trợ giúp KTV có thể thực hiện tốt công việc của mình với chất lượng cao nhất và hiệu quả nhất.
PV: Vậy theo bà, vai trò của ban giám đốc trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính là gì và điều gì KTV cần chú trọng?
Bà Trần Thị Thúy Ngọc:Với sự thay đổi nhanh chóng trong quy trình kinh doanh cũng như thị trường, ban lãnh đạo của các DN cũng thay đổi theo và ra các quyết định nhanh hơn. Theo đó, KTV cần xem xét lại các khái niệm cơ bản về cơ sở kinh doanh, điều kiện ghi nhận doanh thu, cách thức xử lý và ghi nhận chi phí, hay đơn giản là xem xét thời gian hữu dụng của tài sản có còn phù hợp không; hoặc các ước tính kế toán của ban giám đốc có còn hợp lý trong giai đoạn kinh doanh khó khăn và suy thoái, hoặc khi chiến lược kinh doanh và mô hình kinh doanh của đơn vị đã thay đổi.
Đối với các đơn vị thay đổi chiến lược kinh doanh và có kế hoạch giải thể, mua bán, sáp nhập hoặc đóng cửa một bộ phận, hoặc hoạt động kinh doanh chính gần như ngưng trệ do đại dịch, KTV cần xem xét kỹ sự hoạt động liên tục của DN để có những thử thách đối với khách hàng về tính khả thi của kế hoạch thực hiện trình bày trên báo cáo tài chính.
Theo đó, “stress test” kiểm tra sự chịu đựng của các DN thường được đặt ra đối với hầu hết các DN bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Nếu việc giãn cách xã hội kéo dài hơn không phải là 1 tháng mà là 3 tháng hay lâu hơn nữa (như đã từng xảy ra ở một số nước), khi khách hàng đã được giãn nợ nhưng vẫn không thể trả được nợ sau kỳ giãn nợ, hoặc hàng hóa không thể tiêu thụ được do việc giao vận và kênh phân phối bị tắc nghẽn trong nhiều tháng, thì DN có thể đủ tiền để chi trả những khoản chi tiêu cơ bản nhất trong vòng bao nhiêu lâu? Các kịch bản này cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm trợ giúp KTV đánh giá các giả định của ban giám đốc về sự hoạt động liên tục của DN.
PV: Thưa bà, việc giãn cách xã hội có ảnh hưởng ra sao đến công việc của KTV và chất lượng kiểm toán?
Bà Trần Thị Thúy Ngọc:DN có thể phải thay đổi hệ thống kiểm soát nội bộ do chu trình kinh doanh thay đổi. Người lập và người phê duyệt có thể xử lý thông tin qua hệ thống phần mềm và các chứng từ điện tử. Theo đó, đánh giá môi trường kiểm soát và những thay đổi đối với các chốt kiểm soát thực sự quan trọng, để xác định liệu có lỗ hổng nào dẫn tới rủi ro có thể dẫn đến gian lận của DN. Trong trường hợp này, kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin cần chú trọng sự phân quyền truy cập và sự phê chuẩn cũng như sự tự đồng bộ quá liên tục trong các quy trình tự động hóa. Công nghệ thông tin cũng đóng vai trò quan trọng trong viêc xác định rủi ro cho các DN có dữ liệu lớn, mạng lưới rộng và phức tạp.
Khi KTV làm việc từ xa, việc đánh giá và xác định rủi ro tổng thể báo cáo tài chính và rủi ro ở các tài khoản cần thận trọng hơn, không chỉ đối với thủ tục phân tích mà còn đối với việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong việc thực hiện kiểm tra mẫu chọn. Các mẫu chọn không được kiểm tra trực tiếp cần được xem xét làm thêm các thủ tục như: quy trình của khách hàng về đảm bảo tài liệu scan (chụp) cho KTV và tài liệu gốc là giống nhau; một số các thủ tục cần được thực hiện qua video hay zoom (ví dụ: kiểm kê chọn mẫu) thay vì chỉ bằng điện thoại hay email; trong trường hợp phỏng vấn qua điện thoại, cần xem xét việc có người thứ 3 chứng kiến hay không. Ngoài ra, các thủ tục đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu hay tài liệu mà DN cung cấp cho KTV cũng cần được thực hiện một cách cẩn trọng. Sự hoài nghi nghề nghiệp và tính xét đoán chuyên môn của KTV cần nâng cao hơn bao giờ hết mới có thể giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
Các KTV phải làm thêm các thủ tục khác mà trong giai đoạn kinh tế bình thường họ không cần phải thực hiện cũng làm cho chi phí kiểm toán tăng lên, trong khi phí kiểm toán không tăng, hoặc đôi khi bị giảm do quy mô kinh doanh của đơn vị được kiểm toán giảm cũng là một áp lực lớn đối với các DN kiểm toán. Tuy nhiên, không vì điều này mà chất lượng kiểm toán bị giảm. Do rủi ro kiểm toán cao hơn nên các DN kiểm toán sẽ tập trung vào kiểm soát chất lượng và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của KTV, nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
PV: Xin cảm ơn bà!
Nâng cao chất lượng kiểm toán là ưu tiên số 1 Theo bà Trần Thị Thúy Ngọc, việc đào tạo và đào tạo lại các vấn đề cơ bản về kiểm toán, kế toán, thuế hay các luật hiện hành ở tất cả các cấp bậc nhân viên kiểm toán, tập trung vào các khu vực kiểm toán, khoản mục quan trọng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là yêu cầu bắt buộc để gia tăng chất lượng kiểm toán. Đồng thời, chú trọng áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm thực hiện xác định rủi ro và dùng các công nghệ hiện đại trợ giúp KTV thực hiện công tác kiểm toán từ xa. “Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, ban lãnh đạo khối kiểm toán luôn đề cao chất lượng kiểm toán là ưu tiên số một và không thể thỏa hiệp, nâng cao tính hoài nghi nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Đây là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các cuộc kiểm toán và hoạt động kiểm toán” - bà Ngọc nhấn mạnh. |
Ngọc Thủy (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 09/2016
- ·Trên 400 cán bộ đoàn cơ sở tập huấn nghiệp vụ
- ·100% đoàn viên Trung đoàn 717 thực hiện tốt phong trào thi đua
- ·Việt Nam tiếp tục phá kỷ lục về thành tích Olympic Vật lý quốc tế
- ·Trích khấu hao tài sản cố định cho doanh nghiệp
- ·Làm đập tràn Suối Nhung chào mừng đại hội Đoàn các cấp
- ·Yêu cầu khắt khe về nhân lực khi mở đào tạo đại học ngành y
- ·Làm gì để ngăn chặn gian lận trong thi cử?
- ·Người phụ nữ của tôi
- ·Phòng, tránh HSSV đánh bạc, cá độ qua mạng
- ·Thời nay đừng tin 'một mái nhà tranh hai trái tim vàng'
- ·Triển khai Đề án “Hỗ trợ HSSV khởi nghiệp đến năm 2025”
- ·Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân giáo dục truyền thống lịch sử
- ·Các trường học đều phải có kết nối internet
- ·Bị ung thư, bé gái 3 tuổi cầu cứu
- ·Tuổi trẻ Bù Đăng xung kích trên mọi lĩnh vực
- ·Những thủ lĩnh đoàn nông thôn tiêu biểu ở Lộc Ninh
- ·Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Nghị định số 80/2017/NĐ
- ·9 câu hỏi giúp bạn biết mình bị cúm hay cảm lạnh
- ·Huyện đồn Lộc Ninh triển khai chiến dịch tình nguyện xây dựng NTM