【lịch thi đấu campuchia】Có thể 'cứu' điện thoại ướt chỉ bằng một video YouTube?
Một video trên YouTube được cho là sẽ "cứu" điện thoại của bạn nếu chẳng may bị ướt.
Mỗi ngày trong 4 năm qua,óthểcứuđiệnthoạiướtchỉbằngmộlịch thi đấu campuchia hàng nghìn người xuất hiện trong phần bình luận của một video YouTube, hết lời khen ngợi và cảm ơn video đó. Nội dung kéo dài 2 phút 6 giây tiếng vo ve trầm đều, khiến điện thoại của bạn rung lên, kèm hình ảnh hoa văn đơn giản.
Tiêu đề của video đó là "Âm thanh loại bỏ nước khỏi loa điện thoại (ĐẢM BẢO)". Đến nay, nó thu hút tới 45 triệu lượt xem và dự kiến vẫn tiếp tục tăng ổn định. Sự phổ biến của video này không mấy khó hiểu. Dù smartphone chống nước ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, nhưng không phải ai cũng có điều kiện sở hữu chúng và trong một số trường hợp, việc lỡ để điện thoại dính nước vẫn có thể gây ra hỏng hóc, nhất là tại những khu vực có kẽ hở lớn như lỗ sạc hay loa.
Để kiểm tra xem video trên có phải phương pháp mới hữu ích, thay thế phương pháp dân gian là bỏ vào thùng gạo hay không, phóng viên tờ The Verge David Pierce và trang chuyên sửa chữa đồ điện tử iFixit đã cùng thử nghiệm.
Đầu tiên, có thể suy đoán loa điện thoại phát âm thanh bằng cách tạo rung động không khí, nên nếu có thể khiến loa rung động đủ nhiều với lực đủ mạnh, nó cũng có thể đẩy chất lỏng ra ngoài.
Eric Freeman, giám đốc nghiên cứu cấp cao tại Bose cho biết: “Để đẩy nước khỏi loa, cần có âm trầm nhất mà loa có thể tái tạo, ở mức âm lượng lớn nhất mà nó có thể phát ra. Việc đó sẽ tạo ra chuyển động không khí lớn nhất, đẩy nước bị kẹt ra ngoài”. Nhìn chung, loa càng lớn thì âm thanh càng to và trầm hơn.
Ví dụ gần gũi nhất về nguyên lý này có lẽ là Apple Watch, khi nó có tính năng chuyên dụng nhằm đẩy nước ra sau khi bị ướt. Carsten Frauenheim, kỹ sư chuyên sửa chữa đồ Apple, cho biết Apple Watch hoạt động theo cùng nguyên lý như video trên. "Nó đơn giản là âm thanh dùng dao động đẩy nước ra khỏi lưới loa", anh nói.
Để thử nghiệm, iPhone 13, Pixel 7 Pro, Pixel 3, và Nokia 7.1 lần lượt được bỏ vào dung dịch cảm ứng tia UV, sau đó phát video trên và để qua đêm. Cuối cùng, họ kiểm tra bằng UV để xem chất lỏng còn lưu lại bên trong thiết bị hay không.
Kết quả rất đa dạng. Pixel 7 Pro về cơ bản là khô khốc, Nokia 7.1 thì ít nhiều bị hỏng, còn iPhone 13 và Pixel 3 thì ở đâu đó giữa hai kết quả trên.
Về vai trò của video YouTube nói trên, bằng chứng khá rõ ràng. Nó có hiệu quả, dù không quá nhiều. Khi phát video trên từng điện thoại, kỹ sư iFixit cũng quay cận cảnh loa trên từng chiếc và trong mọi trường hợp, nước đều bị phun ra.
Loa của smartphone dường như đủ mạnh để đẩy nước ra ngoài, nhưng không giải quyết được các vấn đề ở những nơi khác trong thiết bị - đặc biệt là bên trong các nút, cổng sạc hoặc khe cắm thẻ SIM, là những điểm xâm nhập phổ biến khác. Ngoài ra, sau lần phun nước đầu tiên, nếu vẫn còn lượng nhỏ chất lỏng bên trong loa thì âm trầm của video chỉ khiến chất lỏng đó di chuyển qua lại bên trong.
Nhìn chung, kết luận của thử nghiệm là có hiệu quả phần nào, nhưng chắc chắn không thể cứu một chiếc điện thoại bị nước xâm nhập nhiều.
Đây có thể cũng là lý do mà các hãng không trang bị tính năng đẩy nước trên smartphone, mà lại có trên smartwatch. Smartwatch cấu tạo kín hơn smartphone. Hơn nữa, vị trí của loa cũng ở xa các khu vực dễ xâm nhập khác như khe SIM, khiến việc đẩy nước càng khó khăn.
Cuối cùng, đội ngũ iFixit lưu ý rằng đây không phải là những bài kiểm tra được kiểm soát hoàn hảo, và lớp chống nước của điện thoại có thể thoái hóa theo thời gian hoặc bị hỏng theo những cách khó nhận ra. Nói cách khác, khả năng chống nước của điện thoại sẽ kém đi theo thời gian, nên tốt nhất là hãy luôn giữ điện thoại khô nhất có thể trừ trường hợp bất khả kháng.
Thạch Anh(Nguồn: The Verge)(责任编辑:Thể thao)
- ·Hơn 1000 kiều bào về nước tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2020
- ·Hơn 10,6 triệu cổ phiếu DS3 niêm yết trên HNX
- ·Cổ phiếu ngân hàng nhấc bổng thị trường
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Nga sang Triều Tiên để bàn hợp tác quân sự
- ·Dự thảo Thông tư ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng
- ·Thị trường được kích thích nhờ cổ phiếu bia
- ·Ông Macron tuyên bố cứng rắn, quyết làm Tổng thống Pháp đến năm 2027
- ·Hải quan Hải Phòng: Trao nhà nhân ái cho cựu Thanh niên xung phong
- ·Kết quả xác minh ban đầu hành vi 'bom' hàng đi chợ hộ tại TP.HCM
- ·Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk
- ·Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước
- ·Phái sinh: Khả năng hợp đồng F1709 vẫn còn lợi thế mua ở vùng giá giảm
- ·Bổ sung 9 nhóm hàng XNK vào biểu thống kê
- ·Thị trường chứng khoán: Cuộc chơi đầu cơ đang biến hóa
- ·Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8
- ·Hải quan Hà Nội: 11/12 chi cục triển khai VNACCS/VCIS
- ·Kết quả bóng đá Lille 1
- ·Tỷ lệ trúng thầu trái phiếu tăng trở lại
- ·Triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
- ·“Vịnh sử” nhớ anh hùng