【bảng xếp hạng cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh】Sức mua nâng đỡ thanh khoản thị trường vẫn thuộc khối nội
Vai trò dẫn dắt tâm lý và điểm số của khối ngoại được thừa nhận; tuy nhiên, sức mua để nâng đỡ thanh khoản cho thị trường vẫn thuộc về các nhà đầu tư trong nước
Thấy gì qua giao dịch của khối ngoại 6 tháng đầu năm?
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong 6 tháng đầu năm 2017, thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh, tổng giá trị giao dịch tăng 57% so với cùng kỳ 2016. Tuy nhiên, giá trị giao dịch của khối nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài chỉ tăng 20,3% khiến tỷ trọng giao dịch của khối ngoại giảm từ 13,4% xuống 10,3%.
Trong khi đó, giao dịch của NĐT trong nước ngày càng chiếm ưu thế. Cụ thể hơn, tỷ trọng của nhóm NĐT cá nhân trong nước chiếm 76%, nhóm tổ chức trong nước tăng từ 6,8% trong năm 2016 lên 10,9% trong 5 tháng đầu năm 2017. Ngược lại, nhóm NĐT tổ chức nước ngoài giảm từ 15,3% xuống 12,3%. Tỷ trọng của nhóm NĐT cá nhân nước ngoài vẫn không đáng kể.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân (SSI), mặc dù nắm tỷ trọng rất thấp, nhưng giao dịch của NĐT nước ngoài lại có ảnh hưởng nhất định lên tâm lý thị trường, điển hình trong những phiên giao dịch tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF.
|
Trong 121 phiên giao dịch, khối ngoại đã mua ròng 92 phiên và chỉ bán ròng 29 phiên. Tổng giá trị mua ròng 6 tháng đạt 9.110 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm gần đây. Việc khối ngoại liên tiếp mua ròng đã tạo tâm lý hứng khởi cho thị trường. Theo đó, chỉ số VN-Index đã tăng 16,8%, với giá trị giao dịch bình quân 5 nghìn tỷ đồng/phiên trong tháng 6, tăng 66% so với cùng kỳ 2016.
Thực phẩm đồ uống, Xây dựng và Vật liệu xây dựng; Tài nguyên cơ bản là 3 ngành được khối ngoại tập trung mua nhiều nhất, chiếm tới 95% giá trị mua ròng của thị trường.
Cũng theo thống kê của SSI, một số ngành cũng được khối ngoại mua ròng lớn là Điện, Nước và Xăng dầu khí đốt (+452,7 tỷ đồng), Ngân hàng (+440 tỷ đồng), Dịch vụ tài chính (+346 tỷ đồng), Dịch vụ công nghiệp (+306,2 tỷ đồng) và Dầu khí (+269,2 tỷ đồng). Phía bán ròng, nhóm bất động sản có giá trị bán cao nhất (-1.080 tỷ đồng), hai ngành bảo hiểm và hóa chất cũng bị bán ròng tương ứng -121,4 tỷ đồng và - 295,5 tỷ đồng.
Việt Nam vẫn thuận lợi để “hút” vốn ngoại
Thông tin với phóng viên TBTCVN, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho biết, xét về cấu thành mua ròng thì có thể thấy khả năng Tổ chức F&N Dairy Invesstments PTE. Ltd (F&N) tiếp tục mua ròng lớn VNM trong 6 tháng cuối năm là không cao. Bên cạnh đó, giá trị mua ròng của ROS cũng khó lặp lại do việc cơ cấu danh mục ETF chỉ xảy ra 1 lần khi cổ phiếu này được vào chỉ số. Tuy nhiên, những cổ phiếu cơ bản như HPG, PLX, CTD… sẽ tiếp tục thu hút NĐT nước ngoài, do đây đều là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Theo vị chuyên gia này, ẩn số lớn nhất với sức hút NĐT nước ngoài nằm ở những công ty chuẩn bị lên sàn hay có kế hoạch nới room. Giống như trường hợp PLX lên sàn vào đầu năm đã có sức hút mạnh với NĐT nước ngoài, những công ty lớn vốn thuộc sở hữu của Nhà nước như PV Power, VEAM khi lên sàn vào cuối năm chắc chắn sẽ rất được NĐT nước ngoài chú ý. Khối ngoại cũng sẽ gia tăng sở hữu tại những doanh nghiệp hàng đầu khác như BMP, DHG nếu như các doanh nghiệp này hoàn tất quá trình nới room.
Nhìn trên bình diện quốc tế, môi trường lãi suất thấp đang có lợi cho các thị trường mới nổi. Mới đây, đồng loạt 3 ngân hàng trung ương lớn của thế giới là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đều đưa ra tín hiệu nới lỏng kéo dài hơn so với dự báo. Giới đầu tư quốc tế có xu hướng đầu tư mạo hiểm hơn, đồng nghĩa dòng vốn sẽ đi tìm các cơ hội đầu tư sinh lời cao hơn ở các thị trường mới nổi và thị trường cận biên, trong đó có Việt Nam. Đây là điều khác biệt cơ bản so với quý I khi giới đầu tư tỏ ra rất thận trọng với xu hướng lãi suất và đồng USD sau khi Tổng thống Donald Trump thắng cử.
Với riêng Việt Nam, biểu hiện của dòng vốn quay trở lại có thể thấy rõ qua việc bơm/rút chứng chỉ quỹ của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF, quỹ ETF được niêm yết tại Mỹ và phản ánh khá rõ chiến lược phân bổ vốn của các NĐT tại Mỹ. Kể từ khi FED nâng lãi suất lần thứ 3 vào tháng 6/2017, số chứng chỉ quỹ của
VanEck Vectors Vietnam ETF thực tế lại tăng, trái ngược với hiện tượng rút vốn xảy ra sau lần nâng lãi suất thứ nhất và thứ 2.
Chu Duy
(责任编辑:World Cup)
- ·'Hộ chiếu vaccine' giả bán tràn lan, người dùng cần hết sức tỉnh táo
- ·Dàn mỹ nhân Việt có nguy cơ bị ngâm giấm ở tuổi 28
- ·Cải cách giá điện để hài hòa lợi ích các bên
- ·Sash Việt tại Miss Earth: Hòa quang chớp nhoáng
- ·Kéo dài thời gian thí điểm làm sạch sông Tô Lịch sau sự cố xả nước từ hồ Tây
- ·Ban hành Nghị định về chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn
- ·Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Cân nhắc kỹ lưỡng phạm vi thí điểm
- ·Nhan sắc 3 'gà chiến' của Thuỷ Tiên bước vào chung kết MIQVN 2023
- ·Mặt cầu thăng Long bị hư hỏng nặng: Hà Nội yêu cầu Bộ GTVT sửa chữa trước khi nhận quản lý
- ·Bị chê mũm mĩm, Kim Duyên chinh phục lại fan bằng bộ ảnh nóng bỏng
- ·Ra mắt dịch vụ niềng răng trong suốt 5S tại Nha khoa An Phước
- ·Mr.Nawat đáp trả bình luận khiếm nhã của một fan sắc đẹp Việt Nam
- ·Đại diện Mexico tại Miss World 2023 lộ diện đầy ấn tượng
- ·Thực hư chuyện Miss Grand hết thời
- ·Thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để bắt kịp với thời đại
- ·Khai trương Trung tâm Thông tin và Hỗ trợ du khách tại khu vực cảng Chân Mây
- ·Khẳng định quan điểm không được kinh doanh dược phẩm trên mạng xã hội
- ·Cựu Hoa hậu Hoàn vũ da bóng như 'gương soi' ở tuổi 70
- ·TP. HCM: Cảnh báo tình trạng lừa đảo mua bán Giấy phép lưu thông giả mạo
- ·Gỡ vướng thể chế, đột phá phát triển