【bảng xếp hạng giải thụy sĩ】Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ?
Thủ tướng gợi ý các doanh nghiệp nêu lên sự trì trệ của các cơ quan nhà nước | |
Hệ thống hoàn chỉnh kết nối Chính phủ với người dân, doanh nghiệp | |
Thủ tướng: "Nhân dân tin tưởng và kỳ vọng vào Chính phủ" |
Gian trưng bày sản phẩm của DN tại Hội nghị. Ảnh: H.Dịu |
Cần dòng vốn “mồi” cho nông nghiệp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những năm gần đây, tỷ trọng DN quy mô vừa tăng từ 2,5% lên 3,5% tổng số DN, tỷ trọng nhóm DN siêu nhỏ giảm từ 70% xuống 63%. Đặc biệt, vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các DN bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt khoảng 34,3 triệu tỷ đồng/1 năm, tăng 82% so với bình quân của giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, với nhiều lĩnh vực giàu tiềm năng thì nguồn vốn vẫn đang trong “cơn khát”.
Nông nghiệp có ứng dụng nền tảng công nghệ vẫn là một trong những lĩnh vực có nhiều hấp dẫn cho các nhà đầu tư, dư địa phát triển còn rất rộng, nhưng theo ông Thân Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), đến cuối năm 2018, trong khoảng 5.000 DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ trên cả nước thì hầu hết vẫn là nhỏ và siêu nhỏ, tổng mức vốn thu hút đầu tư trong lĩnh vực này còn khá khiêm tốn, đạt gần 400 nghìn tỷ.
Do đó, để đa dạng hoá nguồn vốn cho phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, vị này đề xuất cần có dòng vốn “mồi” nhằm khuyến khích những nhà đầu tư lớn quan tâm khía cạnh này, bởi đây là bí quyết giúp nhiều quốc gia mạnh lên về nông nghiệp.
Đi đôi với việc đầu tư vốn hoặc kêu gọi vốn để thúc đẩy các nghiên cứu chuyên sâu, ông Hùng kiến nghị Chính phủ có thể xem xét tạo lập 1 số cơ chế khuyến khích song song như ưu đãi thuế, ưu đãi quy trình đầu tư, hỗ trợ quy trình và quá trình thí điểm, thử nghiệm... vì đây là cách rất hiệu quả để dòng vốn tư nhân đổ nhiều hơn vào nghiên cứu công nghệ.
Đồng quan điểm, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải cho biết việc vay vốn của DN lĩnh vực này còn khó khăn, trong khi việc này sẽ giúp các DN vươn lên sản xuất quy mô lớn. Nguyên nhân do nhiều ngân hàng thương mại e ngại cho vay.
Hỗ trợ số hóa nền kinh tế
Dẫn câu chuyện về việc cả nước đang phấn khởi vì những thành tích mà Đoàn thể thao Việt Nam đã đạt được tại SEA Games 30, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Fulbright đã ví von, tấm huy chương vàng thứ 99 chính là thành tựu kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2019. Các DN cũng phải rất vất vả, suy tư, trăn trở để giành được thành tựu và tấm huy chương đó. Nhưng với các DN, những vất vả khó khăn này nếu được sự hỗ trợ, sẻ chia từ các cơ quan quản lý, Chính phủ thì sẽ hóa giải thành cơ hội, vượt khó đi lên.
Nói về vấn đề khai thác giá trị gia tăng cao hơn cho sản phẩm, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Thủ công Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM cho hay, ngành công nghiệp nội ngoại thất toàn cầu có giá trị hàng hóa lên đến 450 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị sản xuất gia công, chỉ 140 tỷ USD. Việt Nam gặp nhiều điểm yếu về thiết kế nhưng hoàn toàn có thể đầu tư để khai thác, từ việc tập trung hơn nữa trong công tác đào tạo đến việc thuê hay mua thiết kế từ các quốc gia có thế mạnh này.
Vì thế, để DN có ý thức hơn về vấn đề này, theo ông Khanh, Nhà nước đầu tư xây dựng thương hiệu quốc gia để DN đầu tư thương hiệu cho chính mình, từ đó chủ động tổ chức kinh doanh bằng cách tạo ra nhiều giá trị, sự phát triển lớn đơn hàng, đa dạng thị trường…
Bên cạnh đó, ông Thân Văn Hùng còn nêu ra kiến nghị về việc quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng nền tảng công nghệ và công nghệ số cần có hạ tầng phù hợp và đồng nhất. Chính phủ nên sớm hình thành các vùng/khu vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đặc biệt, ông Hùng còn mạnh dạn kiến nghị Chính phủ cho phép DN có thẩm quyền thiết lập, công nhận các khu nông nghiệp ứng dụng CN cao cho địa phương, tương tự như việc phân cấp các tỉnh/thành thiết lập, hình thành các cụm công nghiệp trước đây.
Cùng với những đề xuất trên, các DN còn gửi tới những người đứng đầu Chính phủ các kiến nghị về tháo gỡ thể chế, giảm thuế - phí, đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, nâng cao giá trị hàng hóa nội địa… Đơn cử, lãnh đạo Công ty ô tô Trường Hải mong muốn Chính phủ đẩy mạnh lộ trình số hóa nền kinh tế. Có những chính sách hỗ trợ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, sản xuất linh kiện ôtô trong nước, tiến tới xuất khẩu, trở thành trung tâm sản xuất lớn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thư ký tài chính Công ty AIC về nước đầu thú
- ·Thuốc điều trị huyết áp cao, bệnh tim bị thu hồi do lo ngại gây ung thư
- ·Thiếu vitamin D, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh phổi kẽ
- ·10 thực phẩm quen thuộc hàng ngày nên 'tránh xa' vì nguy cơ hại sức khỏe
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·Thịt nướng và nguy cơ mắc bệnh ung thư thận nguy hiểm
- ·Cắt tóc có thể mắc bệnh lây nhiễm ‘chết người’ này
- ·Cục Quản lý Dược yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc Vintrypsine
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Cảnh giác mạo danh cơ quan chức năng để bán thuốc, thực phẩm chức năng
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Sinh mổ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì ở trẻ gấp 3 lần
- ·Xăm môi, xăm mày phương pháp làm đẹp có nguy cơ nhiễm virut viêm gan
- ·Xe tải chở voi băng băng giữa quốc lộ, người dân hoảng hồn
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Ung thư cổ tử cung: 7 người chết mỗi ngày, cần làm gì để tránh?
- ·Ý tưởng chọn màu sơn tường cho bé yêu
- ·Bình Định: Phát hiện, bắt giữ xe tải chở hơn 3 tấn da bò thối đi tiêu thụ
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Cách làm xôi ngô đơn giản, mềm ngon hết ý