【lịch thi đấu bóng đá tay ban nha】Quan trọng là phải tái cơ cấu xong nền kinh tế, giữ trần nợ công
Đây là quan điểm của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, trong cuộc trao đổi với phóng viên bên lề phiên họp Quốc hội mới đây.
* PV: Thưa ông, báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ đã dự báo mức tăng trưởng cả năm 2016 chỉ khoảng 6,3 – 6,5%, thấp hơn mục tiêu đặt ra đầu năm. Ông đánh giá thế nào về điều này?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Theo tôi, mức tăng trưởng này phản ánh đúng thực trạng kinh tế của đất nước cũng như bối cảnh chung của thế giới. Đặc biệt là với nền kinh tế trong nước, bên cạnh những tác động khách quan như hạn hán, giá dầu… làm giảm sản lượng GDP, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân hàng vẫn đang trong quá trình triển khai nên đã có tác động nhất định đến quá trình tăng trưởng. Việc chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng không cao như dự kiến là bình thường trong bối cảnh này.
* PV: Liệu chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp để phấn đấu đạt GDP cao hơn hay không, thưa ông?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Khi Thủ tướng báo cáo trước Quốc hội là tăng trưởng năm 2016 chỉ từ 6,3 đến 6,5%, tức là đã cân đối hết những phương án thuận lợi và không thuận lợi. Trong đó phương án thuận lợi là 6,5% và không thuận lợi là 6,3%. Từ đầu quý II, chúng ta đã thấy những tác động bởi xâm nhập mặn, hạn hán miền Trung... Chính phủ đã ra các Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, Nghị quyết 35 về hỗ trợ doanh nghiệp, rồi Nghị quyết 60 về đẩy nhanh giải ngân đầu tư công… Như vậy là đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong 2 tháng còn lại, chúng ta cần kiên quyết, nỗ lực thực hiện nốt các chính sách đề ra. Chính sách vĩ mô cần có thời gian thực hiện, nếu cứ thay đổi liên tục thì sẽ rất khó điều hành.
* PV: Chỉ tiêu GDP liên quan đến rất nhiều các chỉ số vĩ mô khác, đặc biệt là về ngân sách, nợ công, bội chi… Vậy nếu GDP không đạt thì sẽ ảnh hưởng như thế nào, thưa ông?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Chỉ số GDP liên quan đến rất nhiều các chỉ số đảm bảo ổn định vĩ mô. Chẳng hạn như tổng thu GDP dự kiến đầu năm của chúng ta là khoảng 5,1 triệu tỷ đồng, thì đến giờ dự báo chỉ còn khoảng 4,6 triệu tỷ đồng. Khi con số này thay đổi, nó đã làm thay đổi tỷ lệ nợ công trên GDP, khiến tỷ lệ nợ công tăng lên do mẫu số so sánh nhỏ đi, bội chi cũng vậy. Ngoài ra, khi tốc độ tăng trưởng giảm sẽ kéo theo các vấn đề khác chúng ta cần quan tâm như đầu tư, việc làm, an sinh xã hội… và đặc biệt là vấn đề chi ngân sách sẽ bị ảnh hưởng.
|
* PV: Năm tới, Chính phủ dự kiến mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,7%, cùng với nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu này. Ông đánh giá thế nào về điều này và giải pháp nào là quan trọng để đạt mục tiêu?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Chúng ta đã qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế kế hoạch hoá, chỉ tiêu đặt ra là chỉ tiêu pháp lệnh. Tốc độ tăng trưởng 6,7% đặt ra là tốc độ mong muốn, tốc độ dự kiến để cân đối vĩ mô trong điều hành kinh tế.
Tăng trưởng của chúng ta khoảng 40% là từ FDI, 30% là từ Nhà nước, và 30% từ các thành phần kinh tế khác. Như vậy, chúng ta sẽ cố gắng dùng 30% của Nhà nước để định hướng, hỗ trợ cho 70% còn lại phát triển. Nhưng việc hấp thụ, phát triển, cộng hưởng đến đâu còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
Với cá nhân tôi, trong giai đoạn 2017 - 2018, không nên đặt nặng vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều quan trọng là chúng ta phải tái cơ cấu xong nền kinh tế. Có thể, chúng ta phải nói công khai với doanh nghiệp, với người dân là trong 2 năm tới, chúng ta sẽ đạt tốc độ tăng trưởng chỉ 6%. Đây là ngưỡng ổn định xã hội, tạo được việc làm, giữ được trần nợ công, tỷ lệ trả nợ trên thu ngân sách dưới 25%. Và khi nợ công vẫn giữ được ngưỡng dưới 65% GDP, tỷ lệ trả nợ gốc lẫn lãi dưới 25% thì đánh giá tín nhiệm của chúng ta trên thị trường sẽ tốt hơn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi đi vay vốn ở thị trường quốc tế có lợi hơn.
* PV: Trong trường hợp kế hoạch tăng trưởng không đạt, chúng ta có nên cắt giảm chi tiêu tương ứng?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể làm thế. Nhưng phải đánh giá xem tác động đến xã hội, đến doanh nghiệp thế nào. Trong bài toán vĩ mô thì chúng ta phải chọn phương pháp tối ưu, chứ không phải phương pháp tốt nhất. Cắt giảm chi tiêu có thể là phương pháp tốt nhất, nhưng chưa hẳn tối ưu. Khi đã đặt ra kế hoạch, phải đảm bảo các mục tiêu an sinh, ổn định xã hội. Đó là bài toán rất khó khăn.
* PV: Để đảm bảo cho sự ổn định vĩ mô, đảm bảo tính bền vững của ngân sách, Chính phủ đã trình ra Quốc hội Kế hoạch tài chính 5 năm với nhiều nguyên tắc, chỉ tiêu khá chặt chẽ. Chẳng hạn, tỷ lệ bội chi sẽ giảm chỉ còn 3,5%. Ông có ủng hộ điều này?
- ĐB Nguyễn Đức Kiên: Theo kế hoạch tài chính này, bội chi đến năm 2020 chỉ còn 3,5%, dự kiến sang năm 2021 thì còn đưa bội chi xuống 3%. Nếu tỷ lệ bội chi không đạt mức này sẽ phải điều chỉnh các dự án đầu tư công. Ví dụ như giao thông, nếu không đạt sẽ phải chia dự án ra các gói để triển khai thay vì làm đồng loạt. Theo tôi, đây là điều buộc phải làm, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội là phải thuyết phục, ủng hộ để chúng ta đồng lòng đi theo hướng đó.
* PV: Xin cảm ơn ông!
H.Y (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những điều tối kỵ tuyệt đối không nên làm khi lái xe ôtô kẻo tai nạn thảm khốc
- ·Tuyên truyền phòng cháy chữa cháy cho 350 chủ cơ sở trọ, nhà ở kết hợp kinh doanh
- ·Quảng Nam từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại
- ·Tesla đang chuẩn bị để sản xuất 4 triệu mẫu xe giá rẻ hoàn toàn mới
- ·Thiết bị thông minh giúp phát hiện nhanh chóng vi khuẩn có trong người bệnh nhân
- ·Dòng xe ô tô nổi tiếng ở Việt Nam đã bị khai tử tại Nhật Bản
- ·TSMC rót gấp 3 lần tiền vốn đầu tư vào nhà máy sản xuất chip thứ hai ở Mỹ
- ·Ông Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam
- ·Mix đồ trẻ trung cho nàng xuống phố
- ·Quy định về ưu đãi lựa chọn nhà đầu tư
- ·Điểm sàn xét tuyển của tất cả các trường đại học trên cả nước năm 2018
- ·Phòng, chống mua bán người: Chú trọng nâng cao nhận thức của chị em phụ nữ
- ·Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trọng điểm, giải ngân vốn đầu tư công
- ·Năm 2024, Khánh Hòa làm gì để thu hút các nhà đầu tư chiến lược?
- ·Trang Thông tin điện tử Người làm nghề
- ·Đắk Nông kêu gọi đầu tư 44 dự án tiềm năng, tổng vốn đầu tư 290.000 tỷ đồng
- ·Không dễ nhập khẩu điện
- ·Kon Tum tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư
- ·Chủ nhân trẻ tuổi của cây ‘quái thú’ chở dọc quốc lộ 1A bị phạt bao nhiêu tiền
- ·Đà Nẵng đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp