【tile bong da truc tuyen】Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long
Phối cảnh ga C9 dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng (phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội,ựánmetrosốđoạnNamThătile bong da truc tuyen Tổng công ty Điện lực Miền Bắc và trụ sở HĐND - UBND TP. Hà Nội) |
Đội vốn lớn
UBND TP. Hà Nội vừa có Tờ trình số 05/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tưDự ánmetro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Đây đã là tờ trình thứ hai liên quan việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên được cơ quan chủ quản dự án là UBND TP. Hà Nội trình lên người đứng đầu Chính phủ trong 6 tháng gần đây.
Tại Tờ trình số 05/TTr-UBND, ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định đã tiếp thu và giải trình đầy đủ ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, Hội đồng Thẩm định nhà nước, Bộ Tài chính(đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lên nợ công của Dự án) và nhất là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trước đó, ngày 12/12/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 10429/BKHĐT-GSTĐĐT gửi UBND TP. Hà Nội về hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Tại công văn này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định đã hoàn thành việc tổ chức thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, rà soát hồ sơ trình Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và đề nghị UBND TP. Hà Nội có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo quy định tại khoản 4, Điều 23, Luật Đầu tư công.
Được biết, tại Tờ trình số 05/TTr-UBND, có 3 nội dung quan trọng của Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được UBND TP. Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh.
Nội dung thứ nhất liên quan đến quy mô xây dựng Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. Theo đó, tổng chiều dài tuyến của Dự án vẫn được giữ nguyên so với phê duyệt trước đó, nhưng có sự thay đổi về chiều dài đoạn đi trên cao (tăng từ 8,5 km lên 8,9 km) và đoạn đi ngầm (giảm từ 3 km xuống 2,6 km).
UBND TP. Hà Nội cho biết, chiều dài phần đi ngầm và đi cao thay đổi so với Báo cáo Nghiên cứu khả thi được duyệt năm 2008 do thay đổi phương án trắc dọc đoạn chuyển tiếp từ phần cầu cạn sang phần hầm ngầm, đồng thời thay đổi phạm vi giữa 2 phần trên cao và ngầm.
Cụ thể, tại Báo cáo Nghiên cứu khả thi duyệt lý trình phân chia giữa 2 phần là Km2+600 đến phạm vi hầm, nhưng theo bổ sung, cập nhật và hoàn thiện thiết kế cơ sở đã chuyển về lý trình Km2+232 hết phạm vi cầu cạn.
Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp thu góp ý của Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm tránh lãng phí, số lượng đoàn tàu được giảm từ 14 đoàn tàu xuống còn 10 đoàn tàu.
Nội dung quan trọng thứ hai được UBND TP. Hà Nội kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh liên quan chi phí thực hiện Dự án.
Tại Tờ trình số 05/TTr-UBND, UBND TP. Hà Nội đề xuất tổng mức đầu tư mới của Dự án là 35.588 tỷ đồng, tương đương 200.744 triệu yên, hay 1.504,97 triệu USD. Quy mô tổng mức đầu tư này tăng thêm 16.033 tỷ đồng so với phê duyệt, trong đó 2 hạng mục bị “đội vốn” lớn nhất là chi phí xây dựng (tăng 6.676 tỷ đồng) và chi phí thiết bị (tăng 2.754 tỷ đồng).
Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết, Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án được lập trong giai đoạn năm 2007 - 2008. Khi đó, Việt Nam chưa có đầy đủ các định mức, đơn giá áp dụng cho loại công trình đường sắt đô thị, nên việc xác định tổng mức đầu tư của đơn vị tư vấn chỉ dựa trên cơ sở suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang được xây dựng ở khu vực châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Ấn Độ thực hiện từ những năm 2000 đối với từng loại kết cấu công trình (nhà ga ngầm, nhà ga trên cao, kết cấu hầm đào hở, cầu cạn…).
Mặc dù đã cập nhật suất đầu tư các dự án và xem xét sự tương thích với điều kiện thi công và mặt bằng giá cả tại TP. Hà Nội thời điểm năm 2008, nhưng do còn thiếu kinh nghiệm thực tế, nên việc tính toán chỉ mang tính chất bình quân đối với một dự án, mà chưa xem xét đầy đủ các yêu cầu an toàn cao, chưa tính toán đủ việc tổ chức vận hành, khai thác, bảo dưỡng…
Trong đó, việc thay đổi tỷ giá quy đổi làm sơ bộ tổng mức đầu tư tăng 1.329 tỷ đồng; biến động về giá đối với nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và thay đổi chế độ chính sách tiền lương là 5.366 tỷ đồng; thay đổi chế độ chính sách và các quy định của Nhà nước liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí đầu tư làm sơ bộ tổng mức đầu tư tăng 6.537 tỷ đồng.
“Đây là những chi phí bắt buộc nếu muốn hoàn thành Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo theo đúng quy mô quy hoạch”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết.
Ẩn số tiến độ
Điều đáng nói là, trong quá trình điều chỉnh Dự án, vào năm 2012, UBND TP. Hà Nội từng đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 51.750 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến thẩm tra của tư vấn độc lập, UBND TP. Hà Nội điều chỉnh Dự án với tổng mức đầu tư không quá 30.069 tỷ đồng.
Sau khi rà soát, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, UBND TP. Hà Nội đề nghị phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư với tổng mức đầu tư là 35.769 tỷ đồng. Đây cũng là tổng mức đầu tư đã được UBND TP. Hà Nội đề xuất điều chỉnh Dự án từ năm 2017.
Nội dung thay đổi thứ ba tại Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo liên quan thời gian thực hiện Dự án. Tại Tờ trình số 05/TTr-UBND, UBND TP. Hà Nội đề xuất nới đáng kể thời gian thực hiện công trình, từ năm 2009 sang năm 2031 (hoàn thành đưa vào khai thác, vận hành năm 2029 và 2 năm đào tạo vận hành bảo dưỡng).
Một nội dung quan trọng khác được đề cập trong Tờ trình số 05/TTr-UBND là việc UBND TP. Hà Nội cho biết, phương án xây dựng ga ngầm C9 bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc và trụ sở HĐND - UBND TP. Hà Nội chỉ vi chỉnh vị trí thân ga và điều chỉnh kết cấu sao cho đảm bảo an toàn kỹ thuật trong phạm vi hành lang tuyến đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2297/QĐ-UBND ngày 28/3/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm (đoạn tuyến từ Km2+450 đến Km11+133,77) tỷ lệ 1/500 của Dự án. Đồng thời, phương án xây dựng ga C9 đảm bảo không vi phạm vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm, không ảnh hưởng đến an toàn các công trình văn hóa, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc...
“Phương án lựa chọn này đã được UBND TP. Hà Nội nghiên cứu cẩn trọng, xin ý kiến thống nhất các bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.
Được biết, Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được UBND TP. Hà Nội phê duyệt Báo cáo Nghiên cứu khả thi vào tháng 11/2008.
Theo đó, Dự án có mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt đô thị có chiều dài 11,5 km, trong đó có 8,5 km đường đi ngầm, 3 km đi trên cao. Hướng tuyến của Dự án bắt đầu từ Nam Thăng Long (Khu đô thị Nam Thăng Long) theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc tại điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo.
Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo gồm 6 gói thầu xây dựng chính sử dụng vốn ODA. Đơn vị chủ đầu tư đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầucho gói thầu tư vấn thiết kế, dự toán gói thầu xây dựng đoạn trên cao và xây dựng depot. Các gói thầu còn lại chưa lựa chọn được nhà thầu.
Tổng mức đầu tư Dự án là 19.555 tỷ đồng, tương đương 131.023 triệu yên, với nhà tài trợ là Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2009 đến năm 2015, thời gian bảo dưỡng dự kiến khoảng 5 năm.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong suốt gần 15 năm triển khai, Dự án metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có rất ít chuyển động trên thực địa. Tính đến quý IV/2023, công việc trên thực địa được tiến hành mới chỉ là việc giải phóng mặt bằng tại depot, ga trên cao và phần ga ngầm.
Do chưa triển khai các gói thầu xây lắp, nên khối lượng thực hiện và giải ngân dự án này mới đạt khoảng 900 tỷ đồng.
“Về cơ bản, chủ đầu tư mới triển khai được một số gói thầu tư vấn và giải phóng mặt bằng sử dụng nguồn vốn đối ứng”, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội thông tin.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tạt axit trượt cũng là phạm tội
- ·Chàng trai TP HCM kể chuyện 'làm dâu' Hà Nội
- ·Quyết tâm chống gian lận hoàn thuế GTGT
- ·Tìm thấy 9 bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Lào
- ·Những kết luận “trời ơi” của Tòa và hậu quả
- ·Có nên nhận 'tiền cho không biếu không' của ông chủ?
- ·Ngắm loài thực vật mới vừa được phát hiện tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
- ·Hứng chỉ trích vì đặt hai con ngồi trên cục nóng điều hòa tầng 23
- ·Lời khẩn cầu của cha cho đứa con bạo bệnh
- ·Lo ngại thanh khoản
- ·Bác sĩ nhổ nhầm răng hàm…
- ·TP. Hồ Chí Minh: Học sinh trung học cơ sở có thể được miễn học phí
- ·Bổ sung 3 đối tượng được giảm tiền thuê đất
- ·Công nhận huyện Kim Bảng (Hà Nam) đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Quỹ học bổng Thắp sáng niềm tin xét cấp học bổng năm 2012
- ·Bài 1: Khắc phục thiếu thông tin kinh tế vĩ mô ngành Tài chính
- ·Hệ thống Kho bạc cần "tăng tốc" cập nhật chứng từ nộp NSNN
- ·Cầu thị tiếp nhận trao đổi, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của DN
- ·'Hoa hướng dương với mặt trời'
- ·Có sự thay đổi trong mức đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2019