【kết quả siêu cúp tây ban nha】Để nợ công bền vững, an toàn, hiệu quả
Dự thảo Luật này đang được trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV; dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm 2017. Việc xây dựng Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) được kỳ vọng có thể khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời đảm bảo quản lý nợ bền vững, an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của đất nước trong thời kỳ mới.
Việc triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công 2009 đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo huy động nguồn lực cho ngân sách và cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, dư nợ tăng nhanh, sát trần đang là vấn đề cần phải được giải quyết ngay. Sửa Luật Quản lý nợ công chính là giải pháp có tính đồng bộ, triệt để.
Đâu là ngưỡng an toàn?
Sau 6 năm thực hiện Luật Quản lý nợ công đã tạo điều kiện tổ chức huy động vốn vay của Chính phủ cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Luật cũng đã tạo điều kiện để tăng cường công tác quản lý nợ chặt chẽ, đảm bảo trả nợ của Chính phủ đầy đủ, đúng hạn; nợ công được đảm bảo trong giới hạn an toàn.
Tuy đạt nhiều kết quả tích cực song việc triển khai Luật Quản lý nợ công hiện hành đang vấp phải một số hạn chế, đặc biệt trong quản lý, nhất là trong bối cảnh nợ công đã có xu hướng gia tăng nhanh. Xét theo quy mô, dư nợ công bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 18,4%/năm. Xét theo tỷ lệ, năm 2001 nợ công ở mức 36,5% GDP, năm 2005 ở mức 40,8% GDP, năm 2010 ở mức 50% GDP và năm 2015 ở mức 62,2% GDP. Tính đến cuối năm 2016, dư nợ công khoảng 64,73% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 53,62% GDP, rất sát “trần” do Quốc hội đặt ra.
Giải thích trên nhiều diễn đàn về nguyên nhân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thẳng thắn: Do tăng trưởng kinh tế không đạt dự kiến, trong khi về chi lại giữ mức chi theo tốc độ tăng trưởng kinh tế Chính phủ trình Quốc hội. Bộ trưởng dẫn chứng: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2011-2015 ở mức 7,5%, sau đó điều chỉnh còn 6,5-7% và thực tế chỉ đạt 5,91% trung bình cả giai đoạn. Trong khi tăng trưởng kinh tế không như dự kiến thì các khoản chi khác như an sinh xã hội, đầu tư hệ thống giao thông đường bộ vẫn phải đảm bảo như mục tiêu đã đề ra. Từ đó dẫn đến bội chi cao trong một thời gian dài. Các hạn chế này sẽ sớm được khắc phục trên cơ sở Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) và nâng cao công tác quản lý, giám sát theo tinh thần của Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Khi sửa Luật, một câu hỏi luôn được đặt ra với cơ quan soạn thảo là "Đâu là ngưỡng an toàn nợ công?". Theo ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, Luật hiện hành không có quy định cụ thể về các công cụ chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình, kế hoạch về nợ công mà chỉ quy định về các chỉ tiêu an toàn nợ. Chỉ tiêu này hiện nay đang được duy trì với nợ công là 65%/GDP, nợ Chính phủ 54%/GDP, tỷ lệ trả nợ 25% ngân sách. Các nội dung về chiến lược, chương trình, kế hoạch vay trả nợ công được đề cập và lồng ghép vào các điều cụ thể của Luật về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan; đồng thời được quy định trong các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật và Chiến lược Quản lý nợ công.
Theo một đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ nợ công hiện nay chưa phải là mối lo của Việt Nam. Với tỷ lệ nợ công thấp hơn 65% GDP, Việt Nam hoàn toàn đủ sức chi trả nợ. Khả năng trả của Chính phủ Việt Nam với những khoản nợ đến hạn hiện nay cũng đạt 100%. Theo WB, mức độ bền vững của nợ công được đánh giá tùy thuộc vào tiềm lực tài chính, sức mạnh kinh tế của từng nước. Ví dụ trường hợp của Nhật Bản, ngay cả khi nợ công đã vượt trên 200%, lớn hơn cả quy mô kinh tế của Anh, Đức, Pháp cộng lại, vượt xa so với các nước khác thì tình hình tài chính của nước này vẫn rất ổn vì việc sử dụng đồng tiền đi vay có hiệu quả.
Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan với tình hình nợ công. Trên thực tế, các công cụ chiến lược, kế hoạch về quản lý nợ công được xây dựng và triển khai trong thời gian qua đã phát huy tác dụng và được cho là đã “nhìn xa trông rộng”. Luật NSNN 2015, Luật Đầu tư công 2014 có hiệu lực thi hành với các yêu cầu lập, thực hiện kế hoạch tương ứng, đòi hỏi bổ sung các quy định của Luật Quản lý nợ công cho phù hợp. Việc đưa nội dung quy định về các công cụ chiến lược, kế hoạch vào Luật cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế thời gian qua cũng như giảm thiểu yêu cầu hướng dẫn chi tiết như hiện nay đối với công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch về nợ công tại các Nghị định. Do đó, Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) bố cục lại thành một chương riêng để quy định về chỉ tiêu an toàn, chiến lược, chương trình và kế hoạch vay, trả nợ công. Các quy định này đã tiệm cận với thông lệ quốc tế về quản lý nợ công chủ động, kiểm soát kìm chế tốc độ gia tăng nợ công, đảm bảo an toàn, bền vững nợ công và an ninh tài chính quốc gia.
Không tính nợ DN vào nợ công
Qua tổng kết thực hiện Luật Quản lý nợ công, nhìn nhận những hạn chế, tồn tại, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Một trong những nội dung cần được cụ thể hơn được cơ quan soạn thảo đưa ra trong lần này là việc xác định lại phạm vi nợ công. Trong quá trình xin ý kiến của các cơ quan để xây dựng dự án, một số ý kiến cho rằng nợ công nên bao gồm cả nợ của DNNN, của đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức kinh tế khác; một số ý kiến đề nghị bổ sung các khoản nợ xây dựng cơ bản, nợ hoàn thuế GTGT, nợ bảo hiểm xã hội, thậm chí nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào nợ công.
Theo phân tích của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, quy định như hiện nay là phạm vi nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương là hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của nền kinh tế nước ta. Phần vay nợ của DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức kinh tế khác theo cơ chế tự vay tự trả thì bên vay có trách nhiệm trả nợ theo quy định của pháp luật. DNNN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chịu trách nhiệm hữu hạn trên tổng số vốn điều lệ được cấp, trường hợp DN không trả được nợ có thể phá sản. Nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ. Tương tự với các đơn vị sự nghiệp công và tổ chức kinh tế. Điều này là không phù hợp. Ngoài ra, các khoản huy động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực chất là nghiệp vụ điều hành cung cầu tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ để đảm bảo giá trị đồng tiền, cán cân thanh toán. Vì vậy, các khoản huy động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không có tính chất huy động vốn vay và do đó không thuộc phạm vi nợ Chính phủ.
Lắng nghe các ý kiến tham gia, trong dự Luật Chính phủ đưa ra lần này, phạm vi nợ công vẫn bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Đồng thời, dự thảo bổ sung những khoản nợ không thuộc phạm vi nợ công gồm: Nợ tự vay tự trả của DNNN, đơn vị sự nghiệp công và tổ chức kinh tế khác của Nhà nước; nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ để làm rõ hơn phạm vi tính toán, thống kê nợ công.
Ông Jean-Luc Steylaers, Chuyên gia Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF): Không nên tính nợ DNNN vào nợ công. Luật Quản lý nợ công chỉ nên bao gồm các khoản nợ của Chính phủ vay các đơn vị, tổ chức nằm ngoài Chính phủ (tức là không bao gồm các khoản vay từ các Quỹ trong ngân sách như Quỹ dự trữ tài chính quốc gia) và các khoản nợ của chính quyền địa phương đối với các tổ chức nằm ngoài Chính phủ (tức là không bao gồm nợ vay lại từ Chính phủ). Các khoản nợ của DNNN không nên đưa vào quy trình quản lý nợ của Chính phủ. Các khoản vay của Chính phủ cho vay lại tới chính quyền địa phương và DNNN sẽ được tính trong vay nợ của Chính phủ. TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế: Giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng nợ công quá nhanh, cả tổng nợ và số nợ phải trả hàng năm. Ví dụ, trong năm 2016, dự toán thu ngân sách Trung ương gần 596,9 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, dự toán chi ngân sách Trung ương cho đầu tư phát triển chỉ có 123,75 nghìn tỷ đồng; số bố trí chi trả nợ trong năm lên đến 153,95 nghìn tỷ đồng cùng với khoảng 90 nghìn tỷ đồng vay để đảo nợ. Những con số trên sẽ diễn ra theo hướng bất lợi nếu tốc độ tăng GDP không đạt như chỉ tiêu đề ra. Để giải quyết gốc vấn đề nợ công của nước ta trong những năm tới, việc cần làm không phải là giảm mạnh hoặc chấm dứt vay nợ để đầu tư mà là phải giải quyết từ gốc sự bất cập của thể chế tài chính công và hành chính công của nước ta. H.V (ghi) |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bộ KH&CN phê duyệt 7 nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan tới công nghiệp 4.0
- ·Chủ động phòng ngừa dịch bệnh corona
- ·Cơ sở may “sống khỏe” từ chất liệu thổ cẩm
- ·Gần 19 tỉ đồng chăm lo nạn nhân da cam, người khuyết tật, bệnh nhân nghèo
- ·Hội thảo cải tiến quá trình thông qua mô hình Lean
- ·Làm ơn đừng tổ chức đám tiệc rình rang, đông đúc !
- ·Mô hình hay ứng phó với hạn, mặn
- ·Tận tình chăm sóc bệnh nhân
- ·Chủ động phát hiện, ngăn chặn triệt để, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan
- ·Những mảng sáng trong bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
- ·Bảo hiểm xã hội chi trả lương hưu, trợ cấp tháng 7 và 8/2021 vào cùng một kỳ chi trả
- ·Khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
- ·Kêu gọi ủng hộ phòng, chống dịch Covid
- ·Huyện Phụng Hiệp: Xây dựng và bàn giao 24 căn nhà nghĩa tình cựu chiến binh
- ·Thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, tạo động lực phát triển đất nước
- ·Sẽ xử lý đúng người, đúng hành vi, đúng tội
- ·Khắc phục 44 điểm sạt lở
- ·Nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 2
- ·Cắt điện phải thông báo trước 5 ngày
- ·Khoanh vùng hạn chế khai thác nước dưới đất