【nhận định tottenham vs man city】Mô hình hay ứng phó với hạn, mặn
Để sản xuất đạt hiệu quả và thích ứng trước tình hình hạn hán,ứngphvớihạnmặnhận định tottenham vs man city xâm nhập mặn ngày càng diễn ra gay gắt, người dân và ngành chức năng huyện Long Mỹ đã thực hiện nhiều mô hình hay trong canh tác nông nghiệp.
Ông Út bên vườn bưởi của gia đình vừa được đầu tư hệ thống bơm tưới tiết kiệm nước.
Hiệu quả mô hình tưới nước tiết kiệm
Nhiều năm trước, khi vào thời điểm mùa khô như thế này, gia đình ông Đặng Văn Út, ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, luôn phập phồng lo lắng vì sợ thiếu nguồn nước ngọt trữ trong mương vườn để tưới cho 1ha bưởi (bưởi da xanh ruột hồng) của gia đình hiện gần 3 năm tuổi. Tuy nhiên, điều lo lắng ấy đã không còn trong mùa khô năm nay và những năm tiếp theo khi gia đình ông vừa đầu tư xong hệ thống tưới nước tiết kiệm và có gắn thiết bị điều khiển tự động. Trong đó, có 4 công vườn được dẫn nước bằng đường ống nhựa cứng và có gắn béc phun; còn lại 6 công ông dẫn nước bằng đường ống giãn (ống mủ). Điều mà ông Út phấn khởi là trong tổng số nguồn vốn thực hiện là 28 triệu đồng của 4 công bưởi có hệ thống đường ống dẫn nước bằng nhựa cứng thì ông được ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí. Riêng phần đường ống dẫn nước bằng ống giãn thì gia đình được huyện hỗ trợ 100% kinh phí.
Ông Út chia sẻ: “Thời tiết bây giờ ngày càng nắng nóng gay gắt, nước mặn thì lấn sâu, có khi nước dưới sông trước nhà mặn vượt 2‰ và nhiều nơi trong huyện có độ mặn đạt 16-18‰ ngay mùa khô năm nay. Chính vì vậy, nhà vườn như tôi luôn lo lắng mỗi khi mùa khô đến. Hiểu được nỗi niềm nên ngành chức năng tỉnh và huyện Long Mỹ đã có những giải pháp hỗ trợ cho nông dân, trong đó gia đình tôi rất mừng vì nhận được sự giúp đỡ của Nhà nước để vừa hoàn thành hệ thống bơm tưới nước tiết kiệm nhằm bảo vệ vườn cây ăn trái của mình”.
Cũng theo ông Út, với 1ha bưởi của gia đình, khi còn tưới nước thủ công bằng vòi phun từ chiếc máy Honda có gắn mô-tơ bơm thì mất khoảng một buổi mới xong và tốn từ 2-3 lít xăng (tương đương 50.000-60.000 đồng). Nhưng khi chuyển sang mô hình tưới nước tiết kiệm, nhà vườn chỉ cần bật cầu dao điện là vận hành và tưới trong vòng 15 phút là đủ lượng nước cho cây trồng, đồng thời tốn khoảng 1-2kWh điện (tương đương 4.000-5.000 đồng). “Ngoài giảm chi phí và công lao động khá lớn thì mô hình còn giúp nông dân tiết kiệm được lượng nước ngọt trong mương vườn khá lớn. Bởi, hệ thống tưới nước tiết kiệm chỉ phun sương và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây trồng là ngưng nên nguồn nước trữ trong mương vườn có thể sử dụng được trong 3-4 tháng mùa khô, còn tưới theo cách như làm trước nay thì chỉ khoảng một tháng là hết nước”, ông Út chia sẻ thêm.
Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, ngoài hộ ông Út hiện trên địa bàn huyện còn có nhiều nhà vườn khác cũng được hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm nhằm giúp nông dân sản xuất hiệu quả và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay. Qua thống kê của ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, số kinh phí hỗ trợ cho nông dân làm mô hình trên đến thời điểm này gần 400 triệu đồng. Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, cho biết: Nhằm tiếp tục nhân rộng mô hình hiệu quả trên, chúng tôi đang tiến hành khảo sát và nắm bắt nhu cầu của nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái trong huyện để xem xét hỗ trợ cho bà con thực hiện. Bên cạnh đó, để mô hình phát huy hiệu quả cao nhất, ngành nông nghiệp huyện cũng khuyến cao nông dân cần nạo vét mương vườn có độ sâu nhất định để việc trữ nước ngọt được nhiều. Ngoài ra, vào mùa khô, nhà vườn hạn chế làm sạch cỏ tại gốc cây nhằm tạo độ ẩm, hạn chế nước trong đất bốc hơi nhanh…
Kỳ vọng mô hình trồng màu trong nhà kính
Ngoài hiệu quả của mô hình tưới nước tiết kiệm, hiện người dân huyện Long Mỹ còn kỳ vọng với mô hình trồng màu trong nhà kính kết hợp với tưới nước nhỏ giọt. Theo đó, mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính có áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt ở làng nông thôn mới (NTM) thuộc ấp 9, xã Lương Tâm, là một minh chứng. Hiện mô hình được thực hiện thử nghiệm trên diện tích 1.000m2 tại Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ấp 9, do tổ chức NTM Hàn Quốc tài trợ kinh phí.
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn dưa lưới của HTX đang kết trái, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc HTX Nông nghiệp ấp 9, xã Lương Tâm, vui vẻ thông tin: “Các thành viên trong HTX đều rất tâm đắc với mô hình thử nghiệm này. Bởi mô hình giúp nhà nông tiết kiệm được nguồn nước tưới rất nhiều trong điều kiện bà con nơi đây phải thường xuyên đối mặt với tình hình xâm nhập mặn và hạn hán vào mùa khô. Theo đó, với việc gắn thiết bị tưới nước nhỏ giọt thì mỗi ngày 1.000m2 dưa lưới nơi đây chỉ tiêu thụ từ 40-60 lít nước (cách một giờ tưới một lần, mỗi lần tưới từ 1-2 phút). Trong khi bà con trồng dưa lê hay rau màu ở đây từ trước tới giờ thì thông thường phải tốn một lượng nước khá lớn so với con số ít ỏi trên”. Ngoài tiết kiệm nước, mô hình còn hạn chế sử dụng thuốc hóa học, phân bón vì được trồng trong nhà kính, từ đó tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Chính vì vậy, tuy dưa lưới mới ở khâu để trái nhưng đã có nhiều thương lái đến đề nghị đặt tiền cọc trước để mua.
Hiện tại, HTX Nông nghiệp ấp 9, xã Lương Tâm có 42 thành viên, trong đó có 20ha bà con trồng dưa lê, đậu bắp và 45ha đang canh tác lúa. Từ hiệu quả của mô hình trồng dưa lưới như trên đã mang lại những kỳ vọng mới cho nhiều thành viên trồng rau màu của HTX trong thời gian tới. “Trước mắt, sau khi thu hoạch xong đợt dưa lưới này, các thành viên trong HTX thống nhất tiếp tục nhân rộng thêm 1.000m2 nữa để đúc kết kinh nghiệm và tạo nguồn vốn. Với hai lần trồng thử nghiệm ban đầu sẽ làm cơ sở để mở rộng diện tích nhiều hơn trong mùa khô năm tới”, ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc HTX Nông nghiệp ấp 9, thông tin thêm.
Cùng với bà con tại làng NTM, xã Lương Tâm và nông dân ở thị trấn Vĩnh Viễn thì nhiều hộ dân ở huyện Long Mỹ, nhất là những địa phương thường chịu ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn như xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A… cũng áp dụng hình thức tương tự và có được kết quả chung là giảm nhiều chi phí, công lao động, nhất là giải quyết tốt bài toán về thiếu hụt nguồn nước ngọt trong mùa hạn, mặn để việc sản xuất mang lại hiệu quả hơn. Kết quả trên chính là sự nỗ lực từ ngành chức năng của huyện Long Mỹ nói riêng và của tỉnh nói chung trong việc luôn cố gắng tìm ra hướng đi mới, cách làm hay giúp nông dân sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu bên cạnh những công trình ứng phó.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Từ 4/5, xe buýt tại Hà Nội hoạt động trở lại
- ·Đảng đối lập Hàn Quốc trình quốc hội đề nghị luận tội Tổng thống
- ·Tìm thấy thi thể 8 phụ nữ tại bãi rác ở Kenya
- ·Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm và làm việc tại Campuchia
- ·Đặc quyền nghỉ dưỡng tại gia theo phong cách Nhật tại Sachi Prime
- ·EVNHANOI cảnh báo khách hàng cảnh giác trước cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực
- ·Giá vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
- ·Phiến quân nổi loạn chiếm máy bay quân sự, lá chắn phòng không của Syria
- ·Chanh leo Việt chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc qua 7 cửa khẩu
- ·Loạt doanh nghiệp biến động thượng tầng, chuyển giao quyền lực mẹ con
- ·Xăng dầu là một trong những mặt hàng QLTT kiểm tra dày đặc và thường xuyên
- ·Trước thềm bầu cử, tài sản ông Trump "bốc hơi" 2,4 tỷ USD chỉ trong 3 ngày
- ·Khách hủy đơn sầu riêng sau phiên livestream của TikToker Hằng Du Mục
- ·Sau khi giành chiến thắng, ông Trump khen Elon Musk là thiên tài siêu phàm
- ·Triển lãm ảnh báo chí thế giới tại hồ Hoàn Kiếm
- ·CEO công ty khởi nghiệp ngồi trên bồn cầu trong 50 giờ để gọi vốn
- ·Đầu tư chứng khoán có hấp dẫn trong năm 2024?
- ·Người có doanh thu từ thương mại điện tử bị thúc nộp thuế
- ·Chuyển đổi số
- ·Điện máy Xanh giúp mọi nhà tiếp cận máy lọc nước với chi phí ban đầu 0 đồng