【ban xep hang fifa】Rà soát chính sách, khắc phục "5 thiếu" của ngành dược liệu Việt Nam
Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt dược phẩm,àsoátchínhsáchkhắcphụcquotthiếuquotcủangànhdượcliệuViệban xep hang fifa mỹ phẩm nhập lậu Thủ tướng yêu cầu trước 25/4 hoàn thành sửa quy định về xuất nhập khẩu dược liệu Dược liệu nhập khẩu có mức thuế GTGT 5% |
Đại biểu Trần Văn Sáu đề nghị xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp dược. |
Theo đại biểu Trần Văn Sáu (đoàn Đồng Tháp), ngành dược đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các quy định của pháp luật về dược đã tạo cơ sở pháp lý cho phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên còn một vài số liệu chưa thật sự yên tâm như số thuốc tân dược được sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 46% nhu cầu cho điều trị bệnh, số còn lại phải nhập khẩu. Trong số 46% thuốc sản xuất trong nước có đến 90% nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu.
Bên cạnh đó, việc phát triển dược liệu đã được đề cập nhiều trong các văn bản luật, các chiến lược, nghị định… và được giao rất cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn với "5 thiếu" cơ bản: thiếu tập trung, thiếu thị trường, thiếu cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho phát triển, thiếu công nghệ và thiếu mô hình tổ chức sản xuất phù hợp.
Trong khi theo đại biểu Trần Văn Sáu, lĩnh vực dược liệu được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý thừa nhận có lợi thế cạnh tranh do Việt Nam có nhiều ưu thế ưu đãi, do vậy cần thiết phải nhìn nhận, xây dựng chiến lược, rà soát, bổ sung hoặc loại bỏ một số chính sách để tổ chức triển khai phát triển dược liệu ở Việt Nam nhằm thích ứng với bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó từng bước phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh về dược ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, để phát triển dược liệu đúng hướng, đại biểu cho rằng cần rà soát các cơ chế, chính sách ở các lĩnh vực trồng dược liệu, sản xuất sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam, phát triển chuỗi gắn với tổ chức kinh tế cộng đồng, du lịch cộng đồng, xây dựng vườn cây thuốc công nghệ cao; các chính sách vay vốn ưu đãi, đăng ký sản phẩm theo hướng đơn giản hóa, tăng đầu tư công trong lĩnh vực này…
Cũng về vấn đề này, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, việc phát triển cây dược liệu vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, đầu ra không ổn định, chưa có nhiều vùng phát triển theo chuỗi giá trị, nhiều loại dược liệu được trồng theo quy hoạch nhưng khi thu hoạch lại không có thị trường đầu ra. Do vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét có quy định về chính sách ưu đãi cụ thể hơn đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện sản xuất theo liên kết chuỗi gắn với các vùng nguyên liệu dược.
Đại biểu đoàn Lạng Sơn cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, xem xét sửa đổi, bổ sung quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với loại dược liệu chủ lực quốc gia; bổ sung trách nhiệm của Bộ Công Thương về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong nước, xúc tiến quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường sản phẩm dược liệu chủ lực của Việt Nam; bổ sung về trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xúc tiến bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các loại dược liệu chủ lực của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Huế (đoàn Bắc Kạn) cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư đào tạo, nghiên cứu khoa học, thương mại hóa sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, phát triển chuỗi giá trị liên kết, trong đó ưu tiên phát triển dược liệu, bài thuốc cổ truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hiện đã có đủ điều kiện để phát triển ngành dược. Đến nay, qua triển khai thực hiện Luật Dược năm 2016, lĩnh vực công nghiệp dược đã có bước phát triển, với 167 cơ sở sản xuất từ năm 2016 đã tăng lên thành 238 cơ sở năm 2023, giá trị sản xuất thuốc tăng từ 20% lên gần 50% giá trị thuốc sử dụng, sản xuất thuốc trong nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu thuốc thiết yếu, thuốc thông thường cho công tác phòng, chữa bệnh.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, với mô hình bệnh tật thay đổi, với mục tiêu cao hơn cho ngành dược, để kịp thời giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, việc xây dựng các quy định để tập trung cho việc phát triển ngành dược, công nghiệp dược là nhu cầu thiết yếu.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người mẹ nhặt ve chai kiếm tiền chạy thận cho con
- ·Bắt giữ nhóm đuổi chém người cướp xe để kiếm tiền tổ chức sinh nhật
- ·Án mạng ở TP.HCM, chồng đâm vợ và hàng xóm tử vong
- ·Nam thanh niên bị chém chết trên phố ở Tiền Giang
- ·Quân đội Nhân dân Việt Nam
- ·Ông chủ Nhật Cường bỏ trốn, các ‘chân rết’ hôm nay hầu tòa
- ·Nguyên Phó Chánh văn phòng huyện ủy lừa chạy việc chiếm đoạt 2 tỷ ở Sơn La
- ·HSBC đạt lợi nhuận 3,5 tỷ USD trong quý III
- ·Muốn phá ‘đáy’nhưng chọc đâu… nợ xấu ngoi lên đến đó?
- ·Đánh công an tại chốt kiểm dịch, thanh niên ở Thanh Hóa bị 15 tháng tù
- ·Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng trong lực lượng vũ trang tỉnh
- ·Hai người đàn ông bị truy tố vì mua dâm bé gái ở Hà Nội
- ·Sacombank sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất
- ·Bắt thanh niên 10X mang 60.000 viên ma túy qua khu vực biên giới
- ·Không còn danh hiệu xã văn hóa nông thôn mới từ 01/01/2023
- ·Bắt cán bộ Kho bạc ở Thanh Hóa gây thiệt hại gần 1 tỷ đồng
- ·Bắt nhóm tín dụng đen ở Đắk Lắk cho vay lãi 'cắt cổ' trên 1.000%/năm
- ·DN vận tải "hờ hững" sau quyết định giảm giá xăng
- ·Trồng mít ruột đỏ bước đầu đạt hiệu quả kinh tế
- ·Khởi tố kẻ nghiện ma túy chém cán bộ trực chốt ở Hà Nội