【nhận định bilbao vs】Chậm một lần, ngàn lần có lỗi
Thông điệp “nhất nhất”
Kỳ họp bất thường,ậmmộtlầnngànlầncólỗnhận định bilbao vs Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình phục hồi kinh tế vào đúng ngày 11/1. Việc thông qua một nghị quyết như vậy là chưa từng có tiền lệ, hoàn cảnh đại dịch Covid-19 là bất thường nên phải có giải pháp khác thường. 19 ngày sau, ngày 30/1 cũng là ngày làm việc cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (28 tết), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai theo Nghị quyết của Quốc hội, cũng chọn số cho nghị quyết là Nghị quyết 11. Con số 11 đã trở thành thông điệp “nhất, nhất”, trên dưới một lòng, quyết tâm khôi phục kinh tế. Bởi nếu thiếu “nhất nhất”, sẽ không thể nào thực hiện thành công được gói hỗ trợ lớn nhất trong lịch sử phát triển nền kinh tế kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ về những kinh nghiệm quý của Việt Nam tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên, ngày 21/2/2022. |
Với khoảng 350 nghìn tỷ đồng cần phải tiêu gấp, tiêu hiệu quả chỉ trong hai năm 2022, 2023 hiện đang là thách thức to lớn cho Chính phủ. Theo các tính toán, nếu việc giải ngân gói này trong hai năm chỉ khoảng 70% thì GDP không thể “bật dậy”, mức khả quan có thể đạt được là tăng trưởng từ 5 - 5,5% năm 2022 và 6% năm 2023. Trong trường hợp năm 2022 giải ngân được 40% và năm 2023 giải ngân được 50%, thì Việt Nam sẽ đạt được GDP 6 - 6,5% năm 2022 và năm sau khoảng 7%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề "Phục hồi kinh tế và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới", ngày 21/2, đã chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế về nhiều kinh nghiệm quý báu giúp Việt Nam vượt qua được hoàn cảnh khắc nghiệt của năm 2021 và tiếp tục vững bước tiến về phía trước, trong đó kinh nghiệm hàng đầu là tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, đoàn kết, thống nhất, bình tĩnh, kiên trì, sáng suốt lựa chọn con đường, giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả.
Nguồn: TTXVN |
Trong công điện của Thủ tướng gửi các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, ngày 12/2, “nhất, nhất” được nhắc đến đầu tiên trong yêu cầu của Thủ tướng đối với các “tư lệnh” ngành và địa phương. Đó là triển khai nhất quán, đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022 - 2023) theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; bảo đảm sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng tốt với các diễn biến tình hình dịch bệnh.
Làm đâu, dứt đó
Giới chuyên gia cũng nêu nhiều ý kiến liên quan đến “nhất, nhất”. Theo PSG.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để giải ngân gói 350.000 tỷ đồng một cách hiệu quả nhất thì tính đồng bộ là quan trọng nhất. Cụ thể là nhận thức phải thống nhất về dịch bệnh, phương pháp ứng phó với dịch bệnh, cách triển khai, hành động cũng phải thống nhất. Tóm lại, từ nhận thức tới thực tiễn hành động phải thống nhất. Vị chuyên gia này cho rằng hành trình xuyên Tết, xuyên Việt thị sát các dự án cao tốc của Thủ tướng để tạo ra động lực mạnh, sức đẩy mạnh cho đầu năm, nêu ra thông điệp cho từng đơn vị, từng người đứng đầu ở từng dự án…
Vững như kiềng 3 chânBộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, 3 cơ quan được ví như 3 chân kiềng làm nên sự chắc chắn cho công cuộc phục hồi kinh tế, cũng là 3 cơ quan triển khai Nghị quyết 11 sớm nhất. Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) xây dựng các chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên vay mua máy tính, cấp bù lãi suất cho NHCSXH; phối hợp tính toán nguồn lực để NHCSXH thực hiện phát hành trái phiếu trong nước để hỗ trợ các đối tượng chính sách… Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 11. Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… |
“Sự ráo riết của Chính phủ trong cách tổ chức thực thi là vô cùng quan trọng” - ông Thiên nói: “ráo riết để đảm bảo sự đồng lòng cùng thực hiện hiệu quả cao nhất gói hỗ trợ này, chứ còn duy trì lợi ích ngành, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ ở các địa phương thì sẽ rất khó về đích như mong muốn”. Còn TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia thấy Quốc hội đã quyết nghị khẩn cấp, Chính phủ thực hiện khẩn cấp, nhưng còn địa phương bắt tay vào thực hiện thế nào, liệu có được tinh thần khẩn cấp như Trung ương? Điều này rất quan trọng trong việc giải ngân 350 nghìn tỷ đồng.
Sự “nhất, nhất” theo quan điểm của các kế hoạch của Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu là “Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội cần được thực hiện gắn kết chặt chẽ với chương trình tổng thể phòng, chống dịch Covid-19. Phòng, chống dịch và phát triển kinh tế phải được thực hiện hài hòa, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, không nên loại trừ nhau”. Ông Hiếu cũng khuyến cáo việc thực hiện chậm ngày nào, là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó và có thể giảm hiệu quả của chương trình.
Hiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ yêu cầu trong quý I/2022, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện, hoàn thành dứt điểm một số nhiệm vụ sau để triển khai và phát huy ngay hiệu quả của chương trình. Thủ tướng cũng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, trong đó căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế để xác định thứ tự ưu tiên gắn với thời hạn hoàn thành, có phân công, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và phân nhiệm rõ ràng đối với cá nhân từng lãnh đạo bộ, cơ quan, địa phương trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện đối với từng nhiệm vụ, giải pháp trên nguyên tắc "làm việc nào dứt điểm việc đó".
Tăng và tắcCùng với những chuyển động gấp gáp của quá trình phục hồi kinh tế, nổi lên hai tình trạng tăng và tắc. Lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, giá xăng dầu đã nóng đến mức Thủ tướng phải ban hành riêng một Công điện về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Vũ điệu “tăng” còn làm náo loạn thị trường giá kit test Covid-19 khi người dân đổ xô mua dù Bộ Y tế khuyến cáo tránh việc mua và sử dụng kit xét nghiệm khi chưa có nhu cầu, gây lãng phí không cần thiết, ảnh hưởng đến thị trường. Còn tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, “tắc” thông quan vẫn gây nín thở cho hàng nghìn chuyến xe hàng nông sản. Trung tuần tháng 2, hơn 1.800 xe chở nông sản lại ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, tái diễn lại cảnh rồng rắn diễn ra ra từ cuối năm ngoái. Cách đây hơn một tháng, vào ngày 13/1, Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc đã có cuộc điện đàm. Tại cuộc điện đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh mở cửa thị trường đối với một số loại nông sản, hoa quả. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định coi trọng và quan tâm những đề nghị của Việt Nam về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, coi đây là lĩnh vực quan trọng trong hợp tác hai bên. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Tiếp tục kiểm tra nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện giao thông
- ·Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 79 năm Quốc khánh 2.9
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- ·Ngăn tình trạng “lương tăng không theo kịp lạm phát”
- ·Nghỉ lễ 30/4
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Nỗ lực phát triển văn hóa trong Báo cáo của Thủ tướng
- ·HĐND TP. Hà Nội thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021
- ·Đảng bộ Bộ Tài chính: Hơn 400 đảng viên dự hội nghị thông tin chuyên đề quý I/2024
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Bệnh viện công lập phải niêm yết giá khám chữa bệnh theo yêu cầu
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công lại nhiệm vụ với 3 Phó Thủ tướng
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Chương trình kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2.9
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·Hội nghị gặp mặt các nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước