【cập nhật kết quả bóng đá ngoại hạng anh】Ngăn tình trạng “lương tăng không theo kịp lạm phát”
Không nhiều biến số khó lường ảnh hưởng tới lạm phát
Mới đây, gửi kiến nghị đến Ban Dân nguyện, cử tri một số địa phương bày tỏ lo lắng khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng, ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là nhóm yếu thế, người nghèo.
Ban Dân nguyện của Quốc hội đã kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo một số nội dung cử tri quan tâm hiện nay. Theo đó, tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát, tăng giá các mặt hàng trên thị trường.
Kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng bình quân "Để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số CPI ở mức dưới 4,5% như chỉ tiêu của Quốc hội và ổn định thị trường tài chính tiền tệ, tiếp tục hạ thấp tỷ lệ lạm phát, cần tiếp tục thận trọng điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đang theo lộ trình. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt..." - Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh |
Năm 2024, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn. Tháng 2/2024 vừa qua là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính), nếu tăng trưởng GDP trong năm 2024 chỉ xoay quanh mức 6% như nhiều dự báo, tính chung giai đoạn 2020-2024, GDP sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 4,64%, tức là nền kinh tế trong năm 2024 vẫn sẽ hoạt động ở mức dưới tiềm năng. Đây là yếu tố kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.
Có rất nhiều số liệu cho thấy, không có quá nhiều biến số khó lường để ảnh hưởng tới lạm phát của năm nay. Theo đó, một trong những mặt hàng có thể ảnh hưởng lớn tới lạm phát đó là giá dầu. Dự báo với triển vọng kinh tế thế giới không thật sự khả quan, giá dầu sẽ khó tăng mạnh. Dự báo giá dầu WTI trong năm 2024 sẽ xoay quanh mức trung bình 5 năm của giai đoạn 2019- 2023 là 67 USD/thùng. Ngoài ra, áp lực lạm phát từ yếu tố tỷ giá tăng trong năm 2024 được dự báo sẽ không lớn khi đồng USD đang trong xu hướng giảm giá, môi trường tiền tệ - tỷ giá đang ở mức trung tính và sẽ không khiến giá cả tăng đột biến trong năm 2024.
Tốc độ tăng CPI hàng tháng trong năm 2024 nhiều khả năng sẽ không cao hơn so với mức trung bình của giai đoạn 2015-2023 là 0,24%/tháng. Giá dầu giảm mạnh, lạm phát thậm chí có thể giảm mạnh hơn.
Giá hàng hóa thiết yếu cơ bản ổn định
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, những phản ảnh của cử tri cũng là điều các cơ quan quản lý cần lưu ý, không thể chủ quan trong điều hành. Hiện nay, về cơ bản các hàng hóa thiết yếu giá cả ổn định. Do chưa đến mùa mưa bão, thời tiết ôn hòa nên giá rau xanh, hoa quả cơ bản ổn định. Giá thịt lợn tăng giảm nhẹ tùy thời điểm, hiện đang duy trì ở mức “chấp nhận được”. Giá thịt lợn những ngày này được ghi nhận tăng nhẹ trên cả nước, cao nhất ở mức 61.000 đồng/kg. Tuy nhiên đó chỉ ở phạm vi hẹp. Còn tại nhiều tỉnh, thành phố, giá thịt lợn hơi dao động trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo trong nước cũng ổn định. Giá lúa gạo tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ với một số loại lúa và gạo. Thị trường giao dịch ổn định, trên thị trường lúa, bình quân giá lúa tươi mua tại ruộng ở mức 7.800 - 8.200 đồng/kg. Ghi nhận tại các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, giá lúa có xu hướng giảm tại một số khu vực.
Bộ Tài chính, với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu xây dựng các kịch bản lạm phát và điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới biến động phức tạp, lạm phát toàn cầu ở mức cao.
Thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua cơ bản bình ổn, nguồn cung hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu luôn được bảo đảm. Giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý đã có một số điều chỉnh theo lộ trình thị trường (giá điện, giá dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế...) nhưng với mức độ ít, mang tính kiềm chế và tập trung vào cuối năm nên về tổng thể tác động không lớn đến chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua. Công tác quản lý, điều hành giá đã làm tốt vai trò giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu đề ra và tiếp tục ở mức vừa phải, tạo động lực hỗ trợ phục hồi kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
Đặc biệt lưu tâm nguồn cung ứng hàng hóa, dịch vụ Để chủ động ứng phó với áp lực lạm phát, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như bảo đảm nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của sản xuất. Công tác quản lý điều hành giá được thực hiện chủ động, điều hành giá mặt hàng nhà nước quản lý thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm, các quý tiếp theo thực hiện linh hoạt theo diễn biến CPI với mức độ và liều lượng phù hợp, điều hành giá xăng dầu phù hợp với diễn biến giá thế giới, rút ngắn chu kỳ điều hành. Đồng thời, ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; cùng với các chính sách vĩ mô khác giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý cần chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Các bộ, ngành, địa phương cần chủ động trong việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách; phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động đến CPI để từ đó thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Về cơ bản, việc điều hành lạm phát theo mục tiêu của năm nay không áp lực lớn, tuy nhiên, cơ quan chức năng cần đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với xăng dầu và các mặt hàng chiến lược. Kịp thời phát hiện những biến động bất thường liên quan đến nguồn cung các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, vật liệu xây dựng và những mặt hàng tác động lớn đến CPI, chủ động có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cung ứng hàng hóa, dịch vụ./. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bộ Giao thông đề nghị chấn chỉnh hoạt động Grab tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc
- ·Ước nguyện cuối đời của vợ chồng già bán vé số chăm cháu ngoại mồ côi
- ·Juventus vô địch Cúp quốc gia Italy
- ·Bất ngờ phát hiện ung thư, mẹ nghèo thẫn thờ lo các con chẳng còn Tết
- ·Giá vàng hôm nay 21/10: Vọt lên rồi đột ngột giảm mạnh
- ·Trên 200 VĐV tranh tài tại Giải vô địch Đá cầu các Câu lạc bộ Quốc gia 2024
- ·Kêu gọi bình chọn cho Việt Nam tại Giải thưởng Golf thế giới 2024
- ·Vatican ấn định bầu Giáo hoàng mới vào ngày 12
- ·Thuốc bảo vệ thực vật nào sẽ bị cấm sử dụng tại Việt Nam
- ·Trao hơn 30 triệu đồng đến 3 chị em mồ côi ở Nghệ An
- ·Quyền Tổng Giám đốc mới của ngân hàng SCB là ai?
- ·U23 Nhật Bản lên ngôi vô địch với bàn thắng ở phút bù giờ
- ·Philippines: Ít nhất có 43 người chết do bão Bopha
- ·Kết thúc Giải Cờ vua đồng đội Quốc gia năm 2024
- ·Tăng cường xử lý vi phạm trong kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng
- ·Nghệ An: Cha mẹ bị lũ cuốn trôi, con thơ gào khóc đến xé lòng
- ·Bất đồng khi ly hôn dù tài sản chia đều
- ·Lo lắng khi chồng cũ dắt con đi biệt tích cả tháng
- ·Trúng tuyển 12 trường đại học hàng đầu Mỹ, chàng trai Nam Định chọn trường top 3
- ·U23 Nhật Bản