【xem tỉ số bóng đá】Xe đạp điện, tiện lợi hay hiểm họa?
Đây là nội dung chính buổi tọa đàm "Xe đạp điện: Tiện lợi hay hiểm họa" được tổ chức tại Hà Nội hôm nay (17/9).
Tốc độ tối đa của xe đạp điện chỉ 25km/h
Vì nhiều lý do số thanh thiếu niên,đạpđiệntiệnlợihayhiểmhọxem tỉ số bóng đá học sinh sử dụng xe đạp điện ngày càng gia tăng trong khi ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao gây mất trật tự an toàn giao thông (ATGT) và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý xe đạp điện đang làm đau đầu các cơ quan quản lý hiện nay như dẹp nạn xe nhái, xe nhập lậu như thế nào, kiểm soát việc sử dụng xe đạp điện ra sao; làm gì để chấm dứt tình trạng thanh thiếu niên đi xe đạp điện vi phạm các quy định về an toàn gây nguy hiểm cho chính mình và người tham gia giao thông. Một trong những vấn đề đó là các em học sinh sử dụng xe đạp điện đi với tốc độ cao, vượt quá mức quy định là 25 km/h.
Ông Trần Quang Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (KHCN) cho hay, phải phân loại phương tiện đó là xe máy điện hay xe đạp điện. Cách phân biệt của người sử dụng có thể chưa rõ. Vì thế, tới đây, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sửa đổi sẽ đưa ra một điều khoản để phân biệt nhanh đâu là xe đạp điện, đâu là xe máy điện.
Nhiều em học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Về tốc độ, xe đạp điện hoạt động trên nguyên lý biến áp dòng điện nên các phương tiện đáp ứng được điều kiện của quy chuẩn 68 thì tốc độ không thể vượt quá 25km/h. Tuy nhiên, khi bán ra thị trường, người sử dụng có thể tác động vào các bộ điều khiển như tay ga để làm tăng tốc độ. Do đó, cần có công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh và học sinh khi sử dụng xe đạp điện phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc. Vì điều kiện an toàn của xe đạp điện không được như xe máy, không được chạy tốc độ cao, dễ gây tai nạn giao thông (TNGT).
Do đó, trước khi đi mua xe đạp điện thì người sử dụng nên tham khảo những thông tin cơ bản về loại phương tiện này. Theo ông Trần Quang Hà, phụ huynh học sinh phải xem độ tuổi của con em mình để cân nhắc mua phương tiện sử dụng cho phù hợp. Ví dụ nếu dưới 16 tuổi thì chỉ có thể sử dụng xe đạp điện vì không cần giấy phép lái xe. Phụ huynh buộc phải chọn phương tiện phù hợp với lứa tuổi của con em mình để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. "Còn khi ra cửa hàng, có thể người ta chỉ tư vấn làm sao để bán được hàng. Vì thế, các bậc phụ huynh không phân biệt được xe máy điện hay xe đạp điện. Do đó nhiều khi các bậc cha mẹ vô tình khiến con em mình điều khiển phương tiện không đảm bảo an toàn, không theo quy định của pháp luật", ông Hà nói.
Hiện, tình trạng học sinh sử dụng xe đạp điện vi phạm các quy định về tốc độ và các quy định khác khá cao. Tuy hiên, đến nay, chưa có số liệu cụ thể về các vụ TNGT liên quan đến xe máy điện - xe đạp điện, điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như tuyên truyền ý thức sử dụng xe đạp điện đúng quy định cho các em học sinh. Về vấn đề này, ông Lê Đức Việt – Phó Vụ trưởng Vụ ATGT cho rằng, không riêng xe đạp điện, xe máy điện, mà với bất kể loại phương tiện nào khi tham gia giao thông đều có những tiện ích nhất định. Nhưng đi kèm theo nó cũng luôn tiềm ẩn các hiểm hoạ về an toàn, nếu ý thức của người điều khiển phương tiện không tốt, chứ chưa nói vấn đề an toàn kỹ thuật.
"Đến nay chưa có thống kê chính thức nào về số vụ TNGT liên quan đến các loại phương tiện này. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện việc thống kê, phân tích các vụ TNGT liên quan đến xe máy - xe đạp điện để giúp việc quản lý, kiểm soát các loại xe này tốt hơn.Về chất lượng xe máy điện - xe đạp điện, theo tôi cần quản lý chặt để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và cần kiểm soát chặt chẽ. Cần có những thủ tục về đăng ký, quản lý chặt chẽ hơn. Các cơ quan truyền thông cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để người dân phân biệt được đâu là xe đạp điện - xe máy điện. Nhất là với học sinh là đối tượng rất nhiều sử dụng xe máy - xe đạp điện, các nhà trường nên có khuyến cáo, tư vấn cho học sinh", ông Việt nói.
Học sinh tái vi phạm sẽ bị giữ xe đạp điện 7 ngày
Trả lời câu hỏi trong buổi giao lưu về việc xử lý riêng với đối tượng học sinh, lãnh đạo lực lượng CSGT tuyên truyền thế nào đến cán bộ chiến sỹ trong việc xử lý vi phạm để tránh việc gây nên áp lực tâm lý khiến các em có các hành vi tiêu cực, Trung tá Đinh Thanh Thảo, Đội trưởng Đội Đăng ký và quản lý phương tiện, Công an Hà Nội cho hay: "Đối với lực lượng học sinh, từ lâu chúng tôi đã thực hiện biện pháp tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, trước tình trạng xe máy, xe đạp điện không ngừng gia tăng thời gian qua, chúng tôi đã mở nhiều chuyên đề CSGT trực tiếp đến cổng trường dừng xe các em để tuyên truyền, đồng thời mở nhiều chuyên đề phối hợp với nhà trường".
Tuy sử dụng biện pháp tuyên truyền là chính nhưng theo ông Thảo, với các em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, nếu các em tái phạm sẽ bị tạm giữ xe 7 ngày và ra quyết định cảnh cáo. Từ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm sẽ bị xử phạt bằng 50% so với mức xử phạt của người lớn. Lực lượng CSGT cũng mở nhiều đợt xử lý các trường hợp vi phạm, đồng thời báo cho nhà trường biết để thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục.
Về trách nhiệm của các trường khi Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo mạnh về giáo dục ATGT, các trường ngoài việc yêu cầu phụ huynh và học sinh ký cam kết thời gian qua đã có những giải pháp mới để học sinh tuân thủ quy định về ATGT. Ông Lê Xuân Trung - Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi cho hay, trên thực tế, việc sử dụng xe đạp điện, xe máy điện trong thanh niên, học sinh hiện nay rất phổ biến. Từ năm 2014, thực hiện chỉ đạo của các bộ ngành, các nhà trường đã đồng bộ tiến hành tuyên truyền, giáo dục phổ biến cho học sinh.
Theo ông Trung, Trường THPT Lê Lợi nằm trên đường Bà Triệu, ở trung tâm quận Hà Đông, là khu vực đông dân cư nên Ban giám hiệu và giáo viên ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc tuyên truyền ATGT với học sinh. Trong mỗi buổi chào cờ, giờ sinh hoạt lớp, nhà trường có quy định: Học sinh sử dụng xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm khi tới trường. Bên cạnh đó, nhà trường đã mời lực lượng CSGT đến nói chuyện để tăng cường hiểu biết về trật tự ATGT cho học sinh. Các lực lượng của nhà trường như thanh niên xung kích, cờ đỏ, cùng tổ giám thị tham gia giám sát việc đội mũ bảo hiểm. Đồng thời cũng đưa việc đội mũ bảo hiểm vào quy định, quy chế của nhà trường, đồng nghĩa với việc em nào không đội mũ là vi phạm quy chế.
"Trong các buổi họp phụ huynh, trao đổi của giáo viên với phụ huynh, chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền với học sinh, nhắc nhở phụ huynh khi đưa đón con, phải nhắc nhở con em đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy điện đến trường chưa đạt được như mong muốn; nhiều em lúc nhớ, lúc quên, phụ huynh cũng không thường xuyên nhắc nhở. Tôi cũng muốn góp ý bên cạnh tuyên truyền cần tăng cường chế tài xử phạt để nâng cao tính răn đe", ông Lê Xuân Trung nói.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Lệnh trừng phạt được nói lòng chỉ khi Nga tuần thủ thỏa thuận ngừng bắn
- ·Tắt sóng 2G: 11 triệu người dùng di động phải đổi điện thoại mới
- ·Nữ 'chiến sĩ' của mạng lưới truyền thông siêu đặc biệt
- ·Lo lắng xuất khẩu nửa đầu năm
- ·Bị dụ sang Trung Quốc lấy chồng, hàng chục phụ nữ sa bẫy mua bán người
- ·Gò Vấp phát hành nền tảng công dân số trên Zalo Mini App
- ·Thái Nguyên: Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông
- ·Chuẩn bị đầu tư xây dựng Cảng biển Hòn Khoai
- ·BHXH tỉnh Bến Tre tặng giấy khen cho 44 tập thể, cá nhân
- ·OpenAI mất 3 lãnh đạo chủ chốt, đối mặt khủng hoảng nhân sự
- ·Dự báo thời tiết ngày mai 27/6/2015: Bắc Bộ tiếp tục nắng nóng
- ·Toàn cảnh vụ tấn công nhà mạng AT&T chấn động nước Mỹ
- ·Cục PTTH&TTĐT đề nghị YouTube không “đánh” bản quyền video Wolfoo
- ·Hà Nam: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh chuyển đổi số
- ·Công trường nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất sau 1 năm khởi công
- ·Mark Zuckerberg dựng tượng vợ
- ·Phụ nữ Thái Bình chủ động chuyển đổi số
- ·Duy Xuyên nỗ lực chuyển đổi số
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 20/5
- ·Lai Châu tăng cường hỗ trợ người dân chuyển đổi máy điện thoại 2G lên 4G