【bongdaketqua】ASEAN 2020: Quản trị tốt góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả
Trong khuôn khổ hợp tác của Nhóm các Cơ quan phòng,ảntrịtốtgpphầnphngchốngthamnhũnghiệuquảbongdaketqua chống tham nhũng ASEAN (gọi tắt là ASEAN-PAC), ngày 9-12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị thường niên ASEAN-PAC lần thứ 16 bằng hình thức trực tuyến kết nối tới 9 điểm cầu là các cơ quan phòng, chống tham nhũng của 9 quốc gia ASEAN. Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam Lê Minh Khái chủ trì khai mạc hội nghị.
Kết nối các điểm cầu của 9 nước thành viên ASEAN.
Với chủ đề chính “Quản trị tốt góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả”, hội nghị là dịp để các cơ quan thành viên ASEAN-PAC thảo luận về kết quả hợp tác thời gian qua, đề ra phương hướng hợp tác cho thời gian tới; đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, thực tiễn tốt của mỗi quốc gia về quản trị công góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết trong năm 2020, Việt Nam vinh dự đảm nhận trọng trách lớn trong khu vực và quốc tế, là Chủ tịch ASEAN 2020.
Đây là cơ hội để Việt Nam đóng góp thực chất vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN hài hòa, sáng tạo, gắn kết, bản sắc, trách nhiệm và khả năng thích ứng cao.
Năm 2020, Thanh tra Chính phủ Việt Nam giữ vai trò chủ trì đăng cai Hội nghị thường niên lần thứ 16 Nhóm các Cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN.
Đây là cơ hội tốt để Thanh tra Chính phủ tiếp tục khẳng định cam kết hợp tác, phát huy những thành quả, tiếp nối những nỗ lực của các kỳ chủ tịch tiền nhiệm, để cùng các thành viên trong nhóm đóng góp thiết thực hơn nữa.
Trong hơn 10 năm tham gia nhóm, Thanh tra Chính phủ luôn duy trì hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tất cả các thành viên trên tinh thần gắn kết, hợp tác, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng các cơ quan thành viên.
Nhóm các Cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN đã trải qua một chặng đường đầy ý nghĩa với những kết quả hợp tác thiết thực trong phòng, chống tham nhũng; tạo nên một cộng đồng khu vực gắn kết và phát triển, xây dựng được vị thế, hình ảnh, vai trò nhất định trong khu vực, được nhiều thiết chế trong khu vực ghi nhận và đánh giá cao.
Cũng theo Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, năm 2020 cũng là một năm đầy sóng gió, biến động đối với kinh tế, chính trị toàn cầu và các quốc gia thành viên của nhóm cũng không nằm ngoài tác động đó.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới các quốc gia trong khu vực và quốc tế; đặt ra nhiều bài toán hóc búa về quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng không chỉ trong giai đoạn hiện nay, mà còn là xử lý các hệ lụy sau này.
“Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng vốn đầy cam go, lại phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu cấp bách mới trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch hành động, xác định lại những ưu tiên trong quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở mỗi quốc gia. Đặc biệt cho thấy rõ hơn vai trò của hợp tác khu vực và quốc tế trong phòng, chống tham nhũng”, ông Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Cũng theo Tổng Thanh tra Chính phủ, quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng là hai vấn đề có mối quan hệ giao thoa, gắn kết hữu cơ với nhau; cùng có tác động tích cực đến sự phát triển của quốc gia.
Quản trị tốt là điều kiện tiên quyết để phòng, chống tham nhũng hiệu quả và phát triển bền vững. Một quốc gia muốn phát triển ổn định, vấn đề quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng là hai vấn đề song hành.
Quản trị tốt được xây dựng trên nền tảng như công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, đồng thời đây cũng chính là yêu cầu, biện pháp nền tảng trong phòng, chống tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ hy vọng, hội nghị là cơ hội quý báu để các thành viên của nhóm cùng nhau chia sẻ về những nỗ lực chung của mỗi quốc gia trong quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng, những bài học kinh nghiệm tốt trong xây dựng mô hình cũng như khả năng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các cơ quan trong thời gian tới.
Tại hội nghị, các thành viên trao đổi, tham luận tại Phiên thảo luận về tiến triển trong công tác phòng, chống tham nhũng; phiên Hợp tác Liên diễn đàn với sự tham gia của các tổ chức quốc tế, khu vực, như: Sáng kiến Pháp quyền của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Cơ quan về Tội phạm và Ma túy của Liên Hiệp Quốc (UNODC).
Theo VIETNAM+
(责任编辑:La liga)
- ·Khoác 'áo mới' cho món mắm truyền thống
- ·Chuyển đổi số để rút ngắn khoảng cách khu vực miền núi và đồng bằng
- ·Mỹ từ chối tham gia thoả thuận thương mại kỹ thuật số với 80 quốc gia khác
- ·Tổng vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam đã lên tới 2,47 tỷ USD
- ·Người lao động Dầu khí báo công lên Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Xuất khẩu gạo, cà phê giảm mạnh
- ·Cửa hàng tiện lợi đã "lợi hại" hơn xưa?
- ·Cuộc chiến giữa các ‘ngôi sao’ công nghệ Đông Nam Á
- ·Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc kiểm nghiệm thuốc
- ·Quảng Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số
- ·Gần 3.5 triệu người Việt Nam có chứng nhận tiêm chủng Covid
- ·Thủ tướng Việt
- ·Quan Sơn nỗ lực chuyển đổi số, bước đầu đạt được những kết quả tích cực
- ·Hơn 47 tỷ đồng hỗ trợ "một cửa, một điểm dừng" tại Lao Bảo
- ·Cắt điện phải thông báo trước 5 ngày
- ·Dell sa thải loạt nhân sự, chuẩn bị cho ‘thế giới AI’
- ·Giải quyết 3 vấn đề trong huấn luyện trợ lý ảo diện hẹp các lĩnh vực TT&TT
- ·Thu hồi các dự án ven biển chưa được triển khai
- ·Samsung thu hồi hơn 660.000 máy giặt ở Mỹ vì nguy cơ cháy
- ·Không để Trung tâm chiếu xạ tại miền Bắc "đắp chiếu"