【ketqua-tructuyen】Thỏa thuận đổi tên nước gây mâu thuẫn tại cả Macedonia, Hy Lạp
Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov
Các quan chức Macedonia cho biết Tổng thống Ivanov đã bất ngờ rời khỏi cuộc họp với thủ tướng và ngoại trưởng nước này cũng như từ chối thảo luận các lợi ích của thỏa thuận đối với tương lai của Macedonia. Do đó,ỏathuậnđổitecircnnướcgacircymacircuthuẫntạicảMacedoniaHyLạketqua-tructuyen cuộc họp chỉ kéo dài chưa đầy 3 phút.
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Ivanov tuyên bố sẽ không ủng hộ hoặc ký thỏa thuận, coi thỏa thuận là điều "đáng hổ thẹn và không thể chấp nhận được." Ông nhấn mạnh sẽ không hợp pháp hóa thỏa thuận do nó vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Theo kế hoạch, thỏa thuận về việc đổi tên Macedonia, được hai thủ tướng Hy Lạp và Macedonia thông qua hôm 12-6, sẽ được ngoại trưởng hai nước ký kết vào cuối tuần này.
Để có hiệu lực, thỏa thuận phải được người dân Macedonia nhất trí trong một cuộc trưng cầu ý dân cũng như phải được quốc hội hai nước thông qua. Hiến pháp hiện hành của Macedonia quy định Tổng thống Ivanov chỉ được quyền phủ quyết quyết định của quốc hội một lần duy nhất và không có quyền phủ quyết kết quả trưng cầu ý dân.
Ngay trong tối 13-6, có tới 1.500 người biểu tình hòa bình bên ngoài trụ sở quốc hội ở thủ đô Skopje của Macedonia nhằm phản đối thỏa thuận.
Trong khi đó, thỏa thuận này cũng vấp phải sự phản đối của truyền thông, các đảng đối lập và theo chủ nghĩa dân túy tại Hy Lạp. Đảng Dân chủ mới theo đường lối trung tả - đảng đối lập chính ở Hy Lạp, cho biết có thể sẽ đề nghị tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính quyền của Thủ tướng Alexis Tsipras.
Theo lãnh đạo đảng Dân chủ mới Kyriakos Mitsotakis, thỏa thuận này có vấn đề lớn bởi đa số người dân Hy Lạp đều phản đối điều này và Thủ tướng Tsipras không đủ quyền để ký kết.
Nhiều tờ báo theo đường lối bảo thủ và trung hữu cũng nhận định "thỏa thuận có nhiều khoảng trống và dấu hỏi," thậm chí nhiều người dân còn cho biết họ cảm thấy vừa bị mất chủ quyền sau chín năm chịu đựng các biện pháp khắc khổ theo ba thỏa thuận cứu trợ tài chính của quốc tế.
Các nhóm hoạt động ở Hy Lạp cũng dọa sẽ tổ chức biểu tình ở Athens trong ngày 15-6 để phản đối thỏa thuận.
Những người theo đường lối cứng rắn ở cả Hy Lạp và Macedonia đều cho rằng hai thủ tướng đã nhượng bộ quá nhiều để đi đến thỏa thuận trên.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận.
Dù thừa nhận các tranh cãi chính trị trong nước có thể gây ảnh hưởng đến thỏa thuận, song hai quan chức trên cho rằng thỏa thuận này là hình mẫu cho các nước về cách thức giải quyết hòa bình và ổn định các tranh chấp trên khắp khu vực.
Theo thỏa thuận, được Athens và Skopje thông báo ngày 12-6, quốc gia Balkan được chính thức biết đến với tên gọi Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia (FYROM) từ nay trở đi sẽ được gọi thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Thủ tướng Macedonia hy vọng rằng việc giải quyết tranh cãi trên sẽ giúp dọn đường cho nước này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO.
Tranh cãi giữa Hy Lạp và Macedonia bùng phát vào năm 1991 khi Macedonia tuyên bố độc lập và gia nhập Liên hợp quốc với tên gọi Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia. Tuy nhiên, Hy Lạp - một thành viên của EU và NATO, đã ngăn cản tiến trình gia nhập của Macedonia do tên của quốc gia láng giềng trùng với tên một tỉnh miền Bắc nước này.
Athens lo ngại sự trùng hợp này có thể dẫn đến tranh chấp lãnh thổ với Skopje, cho rằng việc sử dụng tên gọi của quốc gia láng giềng là Macedonia đồng nghĩa với việc Skopje có yêu sách lãnh thổ với vùng đất cùng tên gọi nằm ở phía Bắc Hy Lạp. Vì vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Bucharest (Romania) năm 2008, Hy Lạp đã bỏ phiếu phủ quyết đơn xin gia nhập NATO của Macedonia, đồng thời yêu cầu giải quyết vấn đề tranh cãi này.
Khi Macedonia gia nhập Liên hợp quốc với tên chính thức là Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thừa nhận rằng đây chỉ là tên tạm thời.
(责任编辑:La liga)
- ·Trường Cao đẳng VCI: Tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên vững tâm nhập học năm học 2020
- ·Hà Nội triển khai 700 điểm giám sát dịch bệnh
- ·Không khí lạnh tăng cường mạnh, vùng núi xuất hiện băng giá
- ·Vào quán trà đá, anh Tây nói một câu khiến bà bán hàng 'đứng hình'
- ·Thanh tra về quản lý, chất lượng và kiểm soát thị trường xăng dầu
- ·Bộ Tài chính đại diện chính thức cho “bên vay” đối với vốn ODA
- ·Máy bay hạ cánh khẩn cấp vì tiếp viên bị hành khách tấn công
- ·Bão Trà Mi liên tục đổi hướng với sức gió mạnh nhất cấp 9
- ·Chính phủ thảo luận về dự thảo nghị định về kiểm tra ATTP hàng nhập khẩu
- ·Chuỗi sự kiện ‘Gieo mầm Thiện tâm’ hỗ trợ người dân tái thiết sau bão lũ
- ·Sản xuất thuốc Incepban 400 Chewable Tablet vi phạm chất lượng, doanh nghiệp bị xử phạt
- ·HNX hợp tác chia sẻ thông tin với TAIFEX
- ·Các giao dịch chứng khoán vi phạm sẽ bị ngăn chặn
- ·Nhiều chương trình, lễ hội mừng Tết Mậu Tuất tại TP Hồ Chí Minh
- ·Sân bay Vân Đồn đón chuyến bay đầu tiên từ TP Hồ Chí Minh sau dịch Covid
- ·Phóng sinh ngày Tết, cẩn thận bị xử phạt đến 500 triệu đồng
- ·Đang rước dâu gặp sạt lở, chú rể người Nùng gửi xe hoa làm điều bất ngờ
- ·Chuyến xe mùa Xuân đưa hàng ngàn sinh viên về quê đón Tết
- ·Xây dựng quy trình kiểm soát dịch bệnh tại biên giới theo hướng giảm thiểu tác động đến xuất nhập kh
- ·Nhà sư đưa ngôn ngữ của gen Z vào video, hút triệu view trên TikTok