【nhận định bóng đá hạng 2 mexico hôm nay】Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số ban hành kế hoạch hoạt động năm 2022
Ưu tiên nguồn lực để đạt các chỉ tiêu quan trọng về chuyển đổi số
Ngày 15/3,Ủybanquốcgiavềchuyểnđổisốbanhànhkếhoạchhoạtđộngnănhận định bóng đá hạng 2 mexico hôm nay Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã ký ban hành kế hoạch hoạt động của Ủy ban năm 2022.
Kế hoạch hướng tới mục tiêu Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số tập trung chỉ đạo, điều phối các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, Chiến lược của Quốc gia về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Mục tiêu đến hết năm 2022 là tối thiểu 75% hộ gia đình có cáp quang, phủ sóng băng rộng di động tới 100% thôn/bản và tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 85%. |
Bên cạnh các mục tiêu về phát triển hạ tầng số, kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng xác định rõ các mục tiêu quan trọng trong năm nay về phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Cụ thể, về phát triển Chính phủ số, mục tiêu đặt ra trong năm 2022 là đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 80%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 50%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% (đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 1/6/2022; đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp huyện từ ngày 1/12/2022).
Cùng với đó, tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến đạt 50%. Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục đạt 50% (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng).
Về phát triển kinh tế số và xã hội số, các mục tiêu quan trọng gồm có: tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7%, và tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 65 - 70%.
Phân công cụ thể nhiệm vụ tới từng thành viên Ủy ban
Theo kế hoạch, có 18 nhiệm vụ trong tâm phân công các thành viên Ủy ban quốc gia trực tiếp chỉ đạo, đó là: Phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng rộng toàn dân; Phổ cập danh tính điện tử toàn dân; Phổ cập an toàn thông tin mạng, an ninh mạng toàn dân; Phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân; Phổ cập dạy học trực tuyến; Phổ cập chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phổ cập hóa đơn điện tử; Phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Phổ biến kỹ năng số;
Thúc đẩy toàn diện tất cả các phương thức thanh toán số; Phát triển thương mại điện tử, thương mại số; Quy hoạch đô thị thông minh; Phát triển hệ thống thông tin báo cáo; Tăng cường nguồn lực chi nghiên cứu khoa học cho chuyển đổi số; Triển khai và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu nông nghiệp; Phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; Điều phối phát triển, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Điều phối phát triển, sử dụng các nền tảng số.
Với mỗi nhiệm vụ kể trên, kế hoạch đều nêu rõ thành viên chủ trì, cơ quan phối hợp và mục tiêu, công việc cần thực hiện. Đơn cử như, nhiệm vụ phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng rộng toàn dân sẽ do Bộ trưởng Bộ TT&TT chủ trì chỉ đạo, các địa phương phối hợp. Mục tiêu đến hết năm 2022 là tối thiểu 75% hộ gia đình có cáp quang, phủ sóng băng rộng di động tới 100% thôn/bản và tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 85%.
Nhiệm vụ phổ cập danh tính điện tử toàn dân do Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì chỉ đạo, Bộ TT&TT phối hợp xây dựng Hệ thống định danh và xác thực điện tử trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước công dân và CSDL quốc gia về xuất nhập cảnh làm nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có từ 15 - 20% người dân sử dụng ứng dụng định danh điện tử.
Nhiệm vụ phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì chỉ đạo, Bộ TT&TT phối hợp thúc đẩy ứng dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân (Ảnh minh họa) |
Nhiệm vụ phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì chỉ đạo, Bộ TT&TT phối hợp thúc đẩy ứng dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân, với mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có trên 90% người dân Việt Nam có Hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì chỉ đạo nhiệm vụ phổ cập dạy học trực tuyến, Bộ TT&TT phối hợp phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, nền tảng đại học số và kho tài nguyên giáo dục số quốc gia. Phổ cập và duy trì một tỷ lệ dạy học trực tuyến nhất định ngay cả khi dịch Covid-19 kết thúc. Xây dựng Đề án thí điểm triển khai 5 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số phục vụ chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng xác định cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm phân công Ban chỉ đạo chuyển đổi số của 30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành tập trung chỉ đạo.
Ban chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm điều phối, chỉ đạo triển khai, hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch; trong quý I/2022 ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số bộ, ngành, địa phương mình, trong đó cụ thể hóa thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc diện Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc.
Ban chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, ngành chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối phát triển các nền tảng số quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai ứng dụng các nền tảng số quốc gia trong phạm vi địa phương.
Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc và chịu trách nhiệm điều phối trong việc bảo đảm thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban.
Vân Anh
Thí điểm mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng
Bộ TT&TT vừa hướng dẫn các tỉnh, thành phố thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng. Theo đó, mỗi thôn, bản có thể lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ triển khai nền tảng số, hướng dẫn kỹ năng số cho người dân.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·MU đạt thỏa thuận chuyển nhượng cầu thủ Bayern Munich
- ·Hải quan Đồng Nai: Triển khai hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp trực tuyến
- ·Khởi tố vụ xuất lậu 7 tượng vàng tại sân bay Nội Bài
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Đồng Nai: Nhiều hạn chế, thiếu sót trong đấu thầu tại huyện Thống Nhất
- ·Thua đội Hàn Quốc, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam lỡ vé bán kết
- ·Nico Williams nhận đề nghị gia hạn khủng, Barca gặp khó
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Djokovic vs Alcaraz, chung kết Olympic 2024: Khát vọng 20 năm
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin: Tạo thuận lợi cho người nộp thuế
- ·Vụ đột kích Karaoke G7: Bắt 5 đối tượng, giải cứu 58 nữ nhân viên
- ·Xuất hiện tiêu cực ở giải U16 nữ quốc gia, an ninh vào cuộc
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Ngành Thuế thu ngân sách 7 tháng ước đạt 486.826 tỷ đồng
- ·4 nhà thầu bị Sở Giao thông vận tải Hà Nội xử phạt vì thi công ẩu trên đại lộ Thăng Long
- ·Pep Guardiola ban đặc ân cho các ngôi sao Man City
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Hải quan Cầu Treo thu ngân sách đạt 102,4% chỉ tiêu phấn đấu