【lịch thi đâu hom nay】Ứng dụng công nghệ thông tin: Tạo thuận lợi cho người nộp thuế
Cho đến nay, ngành Thuế triển khai mạnh mẽ, ứng dụng CNTT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp, giúp cơ quan thuế nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ cho người nộp thuế và hạn chế sự gian lận thuế. Phóng viên TBTCVN đã trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Tổng cục Thuế - ông Vũ Lê Huy về vấn đề này.
* PV: Ông có thể chia sẻ những thành tựu đạt được từ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, cải cách thủ tục hành chính thuế thời gian qua?
- Ông Vũ Lê Huy:Có thể nói, công tác ứng dụng CNTT trong ngành Thuế được tổ chức triển khai có hiệu quả. Đến nay, hầu hết các đơn vị trong ngành Thuế đều đã nhận thức rõ tầm quan trọng và không thể thiếu của việc ứng dụng CNTT. Các chỉ đạo, chương trình công tác CNTT đã được các cục thuế tổ chức triển khai kịp thời, đạt kết quả.
Cục CNTT đã chủ động kết hợp ngày càng chặt chẽ công tác xây dựng, cải tiến chính sách, quy trình, nghiệp vụ quản lý với việc xây dựng ứng dụng CNTT. Hầu hết các chương trình sửa đổi Luật thuế, Luật Quản lý thuế, quy trình quản lý thuế theo từng chức năng, nghiệp vụ kê khai/nộp thuế của Tổng cục đều đã kết hợp chặt chẽ việc đưa yêu cầu ứng dụng CNTT…
Kết quả tính đến tháng 8/2016, cả nước đã có 550 nghìn doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên tổng số 552 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,6%; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đến nay là trên 33,4 triệu hồ sơ.
|
Cùng với hệ thống khai thuế điện tử, dịch vụ nộp thuế điện tử được thí điểm từ tháng 2/2014 ở 3 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc), đến tháng 4/2015 dịch vụ NTĐT được mở rộng trên cả nước. Đến nay Tổng cục Thuế đã triển khai hệ thống nộp thuế điện tử cho 63 cục thuế và ký thoả thuận hợp tác với 45 ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ NTĐT...
Tính đến tháng 8/2016, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế đạt gần 530 nghìn doanh nghiệp trên tổng số 552 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 95,7%. Số lượng doanh nghiệp đăng ký dịch vụ với ngân hàng trên 510 nghìn doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 92,1%.
* PV: Bên cạnh những chuyển biến mạnh mẽ trong ứng dụng CNTT vào quản lý thuế, tạo sự thuận lợi cho NNT nói chung và DN nói riêng, ông có thể cho biết trong quá trình triển khai những ứng dụng CNTT mới gặp khó khăn, thách thức gì?
- Ông Vũ Lê Huy:Khi triển khai các dịch vụ điện tử mới, ngành Thuế cũng gặp phải không ít khó khăn. Thực tế, trình độ về CNTT tại một số doanh nghiệp, nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa còn thấp nên việc thực hiện khai thuế điện tử còn nhiều lúng túng.
Bên cạnh đó, điều kiện áp dụng CNTT (máy tính, đường truyền…) cũng ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ thuế điện tử. Tâm lý doanh nghiệp vẫn muốn kê khai bằng giấy và đến nộp tiền trực tiếp tại cơ quan thuế, ngân hàng, kho bạc .. để nắm thêm thông tin về chính sách thuế.
Một số doanh nghiệp không muốn thay đổi phương thức khai, nộp thủ công sang điện tử vì phải chi phí cho việc mua chứng thư số và dịch vụ kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng...
* PV: Theo ông, Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và cả cơ quan Thuế cần phải làm gì để việc phát triển và triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và chuyên môn đạt hiệu quả hơn, hướng tới một chính quyền điện tử, nền hành chính điện tử?
- Ông Vũ Lê Huy: Sau một thời gian dài triển khai cung cấp các dịch vụ điện tử cho NNT, ngành Thuế xác định một số vấn đề cần được giải quyết để nền hành chính điện tử có thể phục vụ người dân và doanh nghiệp được hiệu quả và thuận tiện hơn.
Chúng tôi mong muốn Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành cung cấp các dịch vụ điện tử đồng bộ để người dân có thể thực hiện các dịch vụ công điện tử tại tất cả các khâu. Đồng thời cần có quy định chung về tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ điện tử để tránh trường hợp người nộp thuế sử dụng các hồ sơ, chứng từ điện tử đã áp dụng tại cơ quan Thuế vẫn phải cung cấp, giải trình hồ sơ bản giấy với các đơn vị, bộ ngành khác.
Một yếu tố khá quan trọng là việc hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng và CNTT của ngành Thuế và cả phía NNT. Chúng ta phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo về an ninh, an toàn và có khả năng hoạt động liên tục 24/7. Hệ thống CNTT cần được tái thiết kế theo mô hình kiến trúc đầy đủ, hiện đại, đảm bảo dễ kết nối, nâng cấp và đáp ứng các chuẩn công nghệ quốc tế.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Minh
(责任编辑:La liga)
- ·Làm bù, làm thêm tính lương thế nào?
- ·Tuần tra đêm, giữ bình yên ở địa bàn giáp ranh
- ·TX.Bến Cát: Phát động cán bộ, nhân dân tuyên truyền, phòng chống ma túy
- ·Tăng cường tuần tra phòng ngừa tội phạm
- ·Người ấy của riêng tôi
- ·TP.Thuận An: Chú trọng xây dựng văn hóa giao thông trong học đường
- ·Nhìn thẳng để khắc phục
- ·Khi “cơn sốt đất” qua đi…
- ·12 ngày đêm chiến đấu làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
- ·Nhiều tài xế lái xe đầu kéo đi vào đường cấm theo giờ bị xử lý
- ·Lạ kì hóa đơn viện phí vừa xuất lại thu luôn
- ·“Hiểm hoạ” từ việc học chế pháo trên mạng xã hội
- ·Ngăn ngừa nạn trộm cắp trong công ty: Chủ động tự quản, tự bảo vệ tài sản
- ·Lên mạng xã hội làm giả giấy tờ để lừa đảo
- ·Tôi dâng hiến và buồn tủi
- ·Làm rõ clip ô tô tông xe máy kéo lê bỏ chạy” lan truyền trên mạng xã hội
- ·Bộ Công an: Tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” cho ông Nguyễn Tấn Duy
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Triển khai kế hoạch chuyển hóa tình hình an ninh trật tự tại xã Bình Mỹ
- ·Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ
- ·“Bà hỏa” ghé thăm quán karaoke