【ty sô trực tuyến】Dấu ấn thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
10 năm triển khai và thực thi Luật Phòng,ấuấnthihnhLuậtPhngchốngbạolựcgiađty sô trực tuyến chống bạo lực gia đình ra đời, Hậu Giang đã xây dựng nhiều mô hình phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ) hoạt động hiệu quả.
CLB phòng chống BLGĐ ở ấp Nhơn Hòa, xã Nhơn Nghĩa A, Châu Thành A. Ảnh: CẨM LÌNH
Tuyên truyền sâu rộng
BLGĐ xảy ra ở nhiều gia đình, với những hình thức khác nhau. Đây là vấn đề khá tế nhị nên chính nạn nhân nhiều lúc cũng không thừa nhận, nhất là phụ nữ. Vì thế, công việc đầu tiên mà các ngành, các cấp quan tâm hàng đầu là công tác tuyên truyền. Bằng nhiều cách, trực quan, các băng rôn, pano, tờ rơi… được bố trí trên các tuyến đường chính, khu đông dân cư, các cơ quan nhà nước… Trên Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang cũng mở nhiều chuyên trang, chuyên mục về phòng chống BLGĐ, cùng góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tiến tới xóa bỏ BLGĐ.
Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức những lớp tập huấn về công tác gia đình, trong đó nhấn mạnh nội dung phòng chống BLGĐ từ cấp tỉnh đến xã. Đơn vị còn chỉ đạo ngành dọc tuyên truyền dưới hình thức xe tuyên truyền lưu động, thông qua các hội thi, hội diễn. Đặc biệt, vào dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28-6) hàng năm, Hậu Giang luôn mở đợt cao điểm tuyên truyền, chú trọng tổ chức giao lưu, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc; tổ chức hội thi Gia đình tài năng, Gia đình với văn hóa giao thông, Bữa cơm gia đình…; họp mặt biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu, gương người tốt việc tốt…
Hậu Giang đã chú trọng công tác tư vấn, giáo dục về gia đình, hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Cùng với đó là kiên quyết ngăn chặn xử lý kịp thời những hành vi BLGĐ với phương châm “Phòng ngừa là chính”, trong 10 năm qua, bằng những giải pháp trên, có 22.682 mâu thuẫn và tranh chấp có nguy cơ dẫn đến BLGĐ đã được hòa giải thành công.
Hiệu quả nhóm, CLB phòng chống BLGĐ
Để phát hiện và giải quyết kịp thời các vụ BLGĐ, việc thành lập Ban chỉ đạo công tác gia đình và ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp được thành lập, để hướng dẫn, tham mưu UBND cùng cấp chỉ đạo công tác gia đình nói chung, công tác phòng chống BLGĐ nói riêng, đồng thời kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời những vi phạm ở lĩnh vực này; triển khai thành lập các câu lạc bộ, nhóm, địa chỉ tin cậy cộng đồng để hỗ trợ người dân. Đến nay, Hậu Giang đã có 539 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 539 nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 110 địa chỉ tin cậy cộng đồng… Đây là những nơi phát hiện kịp thời, bởi những người đảm trách thường được người dân địa phương tin tưởng, chia sẻ…
Điển hình như nhóm phòng chống BLGĐ ở ấp Bình Trung, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, là một nhóm hoạt động hiệu quả, tạo sự tin tưởng cho chị em trong ấp. Để có được điều này, người đầu tàu phải năng động, nhiệt huyết. Trong những năm qua, chị Phạm Thị Kim Ba đã làm công việc này bằng tấm lòng, nên được mọi người tín nhiệm bầu làm trưởng nhóm. Trong 10 năm qua, CLB đã hòa giải 30 vụ BLGĐ, hàn gắn 2 cặp vợ chồng bên bờ vực ly hôn. Lợi thế của chị là làm chi hội phụ nữ ấp, gần gũi với chị em, chịu khó lắng nghe nên được mọi người tin tưởng, kể cho nghe những thông tin mới. Từ đó, chị tìm cách chia sẻ bằng chính những trải nghiệm của mình, những kinh nghiệm hay mà chị học được, để giúp họ nhận ra giá trị của hạnh phúc gia đình, bớt đi chút cá nhân để giữ vững mái ấm. “Tôi luôn đi và lắng nghe để phát hiện nguy cơ BLGĐ để tiếp cận kịp thời. Nhà tôi là nơi mọi người có thể đến bất cứ lúc nào để chia sẻ và cùng nhau tìm cách giải quyết tốt đẹp nhất. Mỗi một lần hòa giải thành công, tôi mừng như bắt được vàng. Chị em phụ nữ ở nông thôn còn nhiều thiệt thòi lắm. Tôi muốn đồng hành cùng họ để giảm bớt những vất vả, thiệt thòi không biết nói cùng ai”.
***10 năm qua, Luật Phòng, chống BLGĐ đã đi vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân, góp phần giảm đến mức thấp nhất tình trạng BLGĐ. Cùng với đó, Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống gia đình văn hóa cũng được triển khai sâu, rộng, điểm nhấn là xây dựng và nâng chất gia đình văn hóa, cùng tạo động lực để nâng chất mỗi gia đình ngày càng tốt đẹp, theo hướng văn minh, hiện đại.
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Tham vấn về cao tốc Cam Lộ
- ·Ông Nguyễn Tử Quảng làm Chủ tịch Ủy ban Đạo đức trí tuệ nhân tạo
- ·Công ty Indus Coffee tìm cơ hội thực hiện dự án 80 triệu USD tại Bình Định
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Hạn chế tối đa gian lận thuế từ thương mại điện tử
- ·Khởi công xây Nhà máy sản xuất vật liệu phân huỷ sinh học 100 triệu USD tại Hải Phòng
- ·Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà các đối tượng chính sách, công nhân xa quê có hoàn cảnh khó khăn
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·Tiếp sức người dân trên những cung đường về quê đón tết
- ·Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao nhà ‘Nghĩa tình biên cương’
- ·Tỉ phú Elon Musk và kế hoạch thuộc địa hóa Sao Hỏa khó tin
- ·Phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng: Khẳng định vị thế quan trọng của Hải Phòng
- ·TP.Thủ Dầu Một: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
- ·Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ·Tập đoàn Kanoria (Ấn Độ) đề xuất đầu tư các dự án cảng biển, lọc dầu
- ·Ông Phan Đức Hiếu: Doanh nghiệp cần có kịch bản sớm “ứng biến” với các luật mới
- ·Mỹ đặt ra quy định mới thúc đẩy vận chuyển chip AI tới Trung Đông
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Bộ Giao thông Vận tải làm rõ khả năng đầu tư tuyến đường N1 và cầu Tân Châu (Đồng Tháp)