【kq bong da ý】Câu chuyện chuyển đổi số chuỗi cung ứng từ Nestlé Việt Nam
Câu chuyện chuyển đổi số chuỗi cung ứng từ Nestlé Việt Nam
Đại diện Nestlé Việt Nam cho biết Việt Nam là một trong những thị trường đang được Tập đoàn Nestlé tiên phong áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động logistics,âuchuyệnchuyểnđổisốchuỗicungứngtừNestléViệkq bong da ý không chỉ giúp kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, mà còn góp phần hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bà Nguyễn Trần Hoàng Yến, Giám đốc Chuỗi cung ứng của Nestlé Việt Nam, cho biết chuyển đổi số là một trong các ưu tiên của Nestlé, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững. Quá trình chuyển đổi này bao trùm toàn bộ cơ chế vận hành của công ty, bao gồm chuỗi cung ứng.
Các tính toán của Nestlé cho thấy, đến 95% tổng lượng khí nhà kính của tập đoàn đến từ chuỗi giá trị, gồm các hoạt động như chăn nuôi – trồng trọt và cung ứng, vận tải hàng hóa…
Chính vì thế, chuyển đổi số chuỗi cung ứng không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mà còn đóng góp cho việc hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Tập đoàn Nestlé đặt ra. Trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường được tập đoàn triển khai nhiều sáng kiến trong chuyển đổi số chuỗi cung ứng.
Thông tin này được bà Yến đưa ra tại hội thảo “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững” do Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, tổ chức mới đây.
Cụ thể, Nestlé Việt Nam đang đầu tư chuyển đổi số cho toàn bộ hoạt động logistics, nhằm giúp kết nối với thị trường toàn cầu trong hoạt động xuất nhập khẩu, và tối ưu hóa vận chuyển/ phân phối hàng hóa trong thị trường nội địa.
“Đối với hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng của Nestlé nói chung, duy trì vận hành thông minh là cốt lõi để đem đến sự linh hoạt và kết nối cho doanh nghiệp. Số hóa giúp cung cấp dữ liệu chính xác và chất lượng, cùng các báo cáo rất chi tiết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giảm chi phí, và tăng hiệu suất của chuỗi cung ứng”, bà Yến cho biết.
Hiện Nestlé Việt Nam xuất khẩu sản phẩm đến hơn 40 thị trường trên thế giới, trong đó mỗi thị trường có các yêu cầu khác nhau. Chính vì thế, công ty đã đầu tư chuyển đổi số để hỗ trợ sự kết nối giữa nhà sản xuất với nhà cung ứng, vận chuyển, khách hàng.
Trong đó, từ năm 2022, Nestlé Việt Nam triển khai ứng dụng thông minh mang tên Cargoo nhằm kết nối giữa nhà sản xuất với nhà nhập khẩu, và các hãng tàu. Nền tảng này giúp theo dõi trạng thái của toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các đối tác cho từng đơn hàng, truy xuất thông tin lô hàng khi có nhu cầu, thực hiện đặt chỗ với hãng tàu, và quản lý xuyên suốt bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
Hiện 14 hãng tàu đã được tích hợp trong nền tảng này, giúp các nước xuất khẩu thực hiện đặt chỗ nhanh hơn, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, và các nước nhập khẩu cũng có thể theo dõi các đơn hàng đã mua, và tập trung giải quyết vấn đề khi cần.
Đây là bước đi số hóa để tập đoàn nói chung và Nestlé Việt Nam nói riêng tìm kiếm cơ hội tăng hiệu suất đóng hàng, giảm chi phí vận tải biển.
Đối với thị trường nội địa, Nestlé Việt Nam áp dụng các ứng dụng thông minh trong quản lý kho và vận chuyển (tranportation-hub).
Cụ thể, từ cách đây 2 năm, Nestlé Việt Nam đã số hóa hệ thống trung tâm vận chuyển hàng hóa, thay đổi vận hành của công ty từ việc nhận đơn hàng, phân bổ vận chuyển cho đến vận hành kho, và theo dõi hoạt động giao hàng đến tay khách hàng.
Việc phân bổ đơn hàng một cách tự động giúp tối ưu việc vận chuyển, như ghép các đơn hàng nhỏ để kết hợp vận chuyển trong cùng một chuyến xe, rút ngắn tổng quãng đường di chuyển, giúp giảm phát thải trong hoạt động vận tải, góp phần vào lộ trình net zero.
Ngoài ra, “Analytics” đã và đang trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động phân tích và dự báo để lên kế hoạch và ra quyết định của phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và tài chính.
Theo đại diện Nestlé Việt Nam, trong thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục là thành viên tiến hành tham gia thử nghiệm và phát triển giải pháp phân tích cao cấp, nhằm tăng độ chính xác cho việc dự báo, lên kế hoạch trên toàn chuỗi cung ứng, giúp ra quyết định nhanh hơn, chính xác hơn trong bối cảnh đầy biến động hiện nay. Chiến lược này giúp công ty nâng cao mức độ phục vụ khách hàng, luôn đảm bảo nguồn cung trên thị trường.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tiêu chuẩn xanh đẩy mạnh xuất khẩu bền vững
- ·Chôn lấp chất thải trái phép, nguyên Giám đốc Công ty giấy ở Bắc Ninh bị khởi tố
- ·Bắt kẻ chiếm đoạt ôtô của tài xế rồi chạy tốc độ cao từ Cần Thơ về Tiền Giang
- ·Những kháp đấu kịch tính của các “ông trâu” tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024
- ·Tạo chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm OCOP
- ·Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2
- ·Khởi tố vụ án, bắt thêm Phó Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam
- ·Chính phủ đề xuất đầu tư bổ sung 20.695 tỷ đồng vốn nhà nước tại Vietcombank
- ·Tổng công ty Điện lực miền Trung nợ lương nghìn tỷ đồng, thua kiện khách hàng
- ·Thanh niên cướp xe tải gây loạt tai nạn khiến 1 người chết, 6 người bị thương
- ·Thực thi Thuế suất tối thiểu toàn cầu
- ·Khám xét nơi ở, nơi làm việc của Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị
- ·Thủ đoạn mạo danh hải quan sân bay Tân Sơn Nhất tiếp cận người giàu để lừa đảo
- ·Hai cơn bão trong nửa tháng tàn phá nặng nề, thiên tai còn nhiều ‘dị thường’
- ·Trên 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự Hội nghị quán triệt Quy định số 144
- ·Tình trạng đăng kiểm của xe khách gây tai nạn trên cao tốc Vĩnh Hảo
- ·Vụ tàu cá chở 14 thuyền viên bị đâm chìm trên biển Côn Đảo: Tìm thấy 1 thi thể
- ·'Cần thủ' liều mình ngồi ven đập câu cá khi thủy điện Hòa Bình mở 3 cửa xả đáy
- ·BAC A BANK giành 02 giải thưởng lớn tại lễ trao giải 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023'
- ·Lời nhắn nhủ hướng thiện, tránh cám dỗ của Thứ trưởng với phạm nhân được đặc xá