【bongdaso trực tiếp】Nguy cơ tăng cao bệnh ung thư
(CMO) Theo số liệu thống kê của khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, tính từ đầu năm đến nay, khoa đã tiếp nhận 1.446 bệnh nhân mắc các căn bệnh về ung thư trên địa bàn toàn tỉnh, với hơn 3.000 lượt người đến khám và điều trị. Trong số này có 22 trường hợp tử vong tại bệnh viện khi đang trong quá trình điều trị. Đây thật sự là con số hết sức đáng báo động về tình trạng của căn bệnh nan y này.
Chị Lâm Thanh Hoa, Điều dưỡng trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, cho biết: “Hiện nay khoa có 6 phòng bệnh với 55 giường kế hoạch, nhưng thật ra con số giường thực kê lên đến 68 giường. Bệnh nhân đông, mà đa phần đều là ở vào giai đoạn nặng, nên áp lực trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng của khoa gần như đã quá tải”.
Trên đây chỉ là những con số bề nổi mà bệnh nhân đã đến khám, nhập viện và điều trị tại khoa Ung bướu có thể nhìn thấy, đếm được. Còn lại hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn trường hợp khác là bệnh nhân trong tỉnh đã đi khám, điều trị trực tiếp ở tuyến trên mà cho dù có làm công tác thống kê cũng không thể hết được.
Các căn bệnh ung thư phổ biến hiện nay được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau như: ung thư phổi, gan, đại trực tràng, vú… Điều đáng nói, hầu hết bệnh nhân khi nhập viện đều ở vào giai đoạn nặng, không ít trường hợp chỉ còn điều trị theo phương pháp chăm sóc giảm nhẹ (giai đoạn cuối). Bởi ở vào giai đoạn này, theo như Bác sĩ Phan Văn Tam, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thì: “Việc chuyển giao giữa hóa, xạ, mổ… đều không còn có tác dụng. Chủ yếu chỉ còn tiêm thuốc giảm đau liều cao để mong kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Tuy vậy, bệnh nhân vẫn có thể tử vong vào bất cứ lúc nào”.
Bà N.T.N, 73 tuổi ở ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, bị ung thư phổi đã chuyển sang giai đoạn di căn (thời kỳ cuối). Trước đây bà đã được điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh và hiện nay đang nằm điều trị tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. Mỗi ngày bà chỉ có thể uống vài viên thuốc có tác dụng hỗ trợ êm dịu thần kinh và mỗi khi lên cơn đau, khó thở thì bác sĩ lại tiêm thêm cho bà 1 hoặc 2 liều thuốc giảm đau. Nhưng tiên lượng chỉ số sinh tồn của bà đang ở mức rất thấp.
Tiêm thuốc cho bệnh nhân ung thư, tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau. |
Theo ghi nhận của ngành chuyên môn tỉnh Cà Mau, những năm gần đây tỷ lệ người mắc các căn bệnh ung thư trong cộng đồng tại địa phương đang ngày càng phổ biến. Số bệnh nhân trẻ hóa đang ngày càng có dấu hiệu tăng cao và tỷ lệ bệnh nhân sống sau 5 năm kể từ khi phát hiện và điều trị lại ngày càng ít đi. Mà nguyên nhân chủ yếu là do được phát hiện muộn. Bên cạnh đó là việc người dân chưa thật sự quan tâm đến việc phải đi tầm soát sớm căn bệnh ung thư; một số căn bệnh ung thư lại ít có biểu hiện rõ ràng, chỉ được phát hiện sau khi tình cờ tầm soát như: Ung thư hạch, tuyến giáp, gan, vú… lại càng làm cho người dân thêm lơ là, chủ quan.
Thật ra, công tác tầm soát bệnh ung thư hiện nay tương đối thuận tiện và nhanh chóng, chi phí không quá cao. Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, hiện đã được chuyển giao công nghệ tầm soát từ Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh nên cũng sẽ giúp cho người dân dễ dàng tầm soát một số căn bệnh ung thư phổ biến, lại giảm chi phí gánh nặng kinh tế.
Thực tế ghi nhận trong nhiều trường hợp, việc phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư hầu như bao giờ cũng muộn. Khi phát hiện và chẩn đoán xác định rõ ràng, cụ thể thì người bệnh thường ở vào giai đoạn cuối; ngoài khối u được phát hiện đã phát sinh thêm tình trạng nổi các hạch vùng và di căn đến nơi khác làm cho tiên lượng bệnh nguy hiểm hơn.
TS. Bác sĩ Tô Minh Nghị, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nếu như trước đây nghi ngờ cơ quan nào bị bệnh thì sử dụng các biện pháp tầm soát riêng cơ quan đó và qua nhiều bước mới xác định được ung thư. Nay với công nghệ mới, chỉ cần làm động tác là lấy máu đã có thể tầm soát được 5 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay như: Gan, phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày với độ chính xác rất cao. Đáp ứng mục tiêu hướng đến của ngành y tế là giảm thủ tục, giảm đau đớn, giảm chi phí mà độ chính xác lớn”.
Vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh ung thư có ảnh hưởng quyết định rất lớn đến thái độ xử trí biện pháp can thiệp, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh; có nghĩa là ung thư chẩn đoán càng sớm, thì sẽ càng giúp cho việc điều trị có kết quả tốt hơn./.
Phương Vũ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước, hạn, xâm nhập mặn
- ·Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tai nạn giao thông nguy hiểm hơn cả chiến tranh
- ·Từ 30/8 đến 3/9, Bắc bộ có mưa to đến rất to, đề phòng tố lốc và gió giật mạnh
- ·4 lý do bạn không nên quay lại với người yêu cũ
- ·Chuyên gia cảnh báo những nguy hiểm khi tự truyền dịch tại nhà
- ·Vợ chồng tránh 'ngoại tình tài chính' trong hôn nhân
- ·Tăng trưởng ngành sản xuất vẫn cao trong tháng 8
- ·Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
- ·Phát triển Đổi mới sáng tạo
- ·Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
- ·Lễ hội về ngành sâm, dược liệu với quy mô quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM
- ·An ninh nguồn nước đang bị đe dọa nghiêm trọng
- ·Chuyện tình lệch tuổi của cô gái khờ và người đàn ông nhiều lầm lỡ
- ·Xuất nhập khẩu quý 3 đạt hơn 207 tỷ USD
- ·Việt Nam là thị trường xuất khẩu trọng tâm của Cộng hòa Séc
- ·Kết thúc sự mập mờ nhưng không tới được tình yêu
- ·Giới trẻ Thủ đô tưng bừng trong Ngày hội hiến máu
- ·Giải cứu thiếu nữ 16 tuổi bị cha mẹ ép hôn ở Trung Quốc
- ·Hải quan Bình Dương thông quan hơn 8 triệu USD hàng hóa trong kỳ nghỉ Tết
- ·Nắng nóng gay gắt trong bốn ngày thi TPHT quốc gia 2015