【nhân đinh bong đa hôm nay】Bấp bênh nông sản
Sau Tết Nguyên đán,ấpbnhnngsảnhân đinh bong đa hôm nay nhà vườn trồng mít, thanh long lo lắng đầu ra khi giá cả nông sản xuống quá thấp. Nhất là từ khi có dịch bệnh vi-rút corona đến nay.
Giá một số mặt hàng nông sản giảm mạnh sau Tết Nguyên đán.
Lo khó tiêu thụ
Mít Thái giúp nhiều nhà nông khấm khá trong mấy năm gần đây. Thời điểm cao nhất, mỗi kg mít Thái được bán khoảng 60.000-70.000 đồng/kg. Do giá cao, dễ trồng nên thời gian qua nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên, những đợt biến động về giá mặt hàng nông sản này khiến nhiều nông dân chới với.
Minh chứng rõ nhất là sau Tết Nguyên đán vừa qua, giá mít đã sụt giảm nhanh chóng. Theo ghi nhận vào ngày 3-2, giá mít Thái nhà vườn ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành bán chỉ khoảng 5.000 đồng/kg (mua tại vườn). Mức giá này giảm rất nhiều lần so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.
Buồn bã khuân từng trái mít Thái lên cân cho thương lái, ông Lê Văn Lướt, ở ấp Phước Tân, xã Đông Phước A, tâm sự: “Đợt tuột giá lần này quá nhanh, tôi không lường trước được. Năm 2019 vừa qua cũng có một đợt mít tuột giá nhưng thấp nhất cũng ở mức 18.000-20.000 đồng/kg. Còn hiện nay mỗi kg mít chỉ có 5.000 đồng. Cũng may là trước tết tôi có thu hoạch một ít, bán được giá hơn. Sau tết, tôi còn khoảng 3 tấn mít chưa thu hoạch, với giá cả bấp bênh như vậy chắc thu về không được bao nhiêu”.
Cùng tâm trạng với ông Lướt, ông Phùng Văn Hội, ở ấp Tân Long, xã Đông Phước A, than thở vườn mít 400 gốc của ông đã bước vào vụ thu hoạch đầu tiên. Nhưng giá thu mua hiện nay khiến ông rất chán nản. Trước tết, giá mít Thái loại 1 (từ 9kg trở lên) khoảng 28.000 đồng/kg; giá mít loại 2 (7-8kg) bán được khoảng 18.000 đồng/kg; giá mít loại 3 (dưới 7kg) khoảng 13.000 đồng/kg. Còn hiện nay giá mít Thái chỉ khoảng 5.000 đồng/kg, nhưng thương lái lại mua “xô”, không phân loại.
“Năm trước, cũng có một đợt sụt giá nhưng cũng vẫn ở mức 18.000 đến 20.000 đồng/kg. Mít xuống giá rất nhanh sau Tết Nguyên đán. Hiện rất khó để kiếm được thương lái thu mua, chỗ tôi chỉ bán được cho những điểm thu mua quen thân”, ông Hội cho biết thêm.
Ngoài ra, nhiều nhà vườn trồng thanh long cũng lâm vào tình cảnh khó khăn. Theo thông tin từ UBND xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, diện tích trồng thanh long của xã trên 6ha. Từ sau Tết Nguyên đán, giá mặt hàng nông sản này giảm xuống nhanh, chỉ còn 5.000 đồng/kg.
Bà Lê Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, chia sẻ: Giá thanh long sau tết giảm, chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. Người dân phải đi bán tại các chợ trên địa bàn, giá tự bán ở các chợ được khoảng 10.000 đồng/kg; một số hộ khác phải chở đi tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long. Theo thông tin mới nhất UBND xã nắm từ người dân, vườn cuối cùng trên địa bàn xã Trường Long Tây đã thu hoạch xong vào ngày 4-2, giá bán chỉ còn khoảng 2.000 đồng/kg thanh long.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh, đối với tỉnh Hậu Giang, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là trên cây ăn trái và lúa. Thời gian qua, tỉnh cũng nằm trong tình hình chung của cả nước ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên người. Qua khảo sát thị trường, giá cả một số mặt hàng nông sản đã bị ảnh hưởng như mít, chanh và sản phẩm xuất đi thị trường Trung Quốc. Cụ thể, trước tết giá mít từ 30.000 đồng/kg giảm còn 5.000-8.000 đồng/kg; chanh không hạt từ 20.000 đồng/kg hiện chỉ còn khoảng 15.000-16.000 đồng/kg. Trước tình hình đó, Bộ NN&PTNT, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo đối với đợt trái tiếp theo, bà con có thể cắt bỏ để tập trung nuôi dưỡng cây. Những trái cây đã chín, gần thu hoạch, tìm cách gom lại để có thị trường lớn, đồng thời phối hợp các hợp tác xã để tiêu thụ bằng hình thức sơ chế, chế biến.
“Ngành nông nghiệp tiếp tục tăng cường phối hợp xúc tiến thương mại, cụ thể UBND tỉnh, Sở NN&PTNT cũng có kế hoạch đi xúc tiến nông sản ở một số thị trường nông sản mới. Trong sản xuất lúa, cây ăn trái ở Hậu Giang, chúng tôi đã tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn tập trung sơ chế, chế biến. Cụ thể, sáng ngày 4-2, Sở Công thương phối hợp với Sở NN&PTNT tìm một số doanh nghiệp để tiêu thụ nông sản tươi. Siêu thị BigC cũng đã liên hệ mua sản phẩm mít để hỗ trợ nông dân trong lúc khó khăn này. Kể cả các mặt hàng lúa gạo, chanh, bưởi, chúng tôi sẽ có hướng tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới”, ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết.
Tác động và định hướng
Có thể thấy, chỉ vài ngày sau Tết Nguyên đán, giá cả một số mặt hàng nông sản đã giảm sâu khiến nông dân rơi vào tình cảnh khó tiêu thụ. Tình trạng này cũng xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành khác.
Mới đây, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị thúc đẩy thương mại phát triển sản xuất nông sản trước tác động của dịch bệnh corona. Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch viêm phổi cấp do vi-rút corona gây ra tác động đến các ngành kinh tế, nhưng nông nghiệp chịu tổn thương lớn bởi Trung Quốc là thị trường lớn của nông sản Việt Nam, chiếm 22-24% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu các đơn vị, địa phương nhận dạng kỹ, chính xác về tác động của tình hình dịch bệnh này đối với nông nghiệp Việt
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh
Theo Bộ NN&PTNT, về giải pháp trước mắt, Bộ chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y phối hợp các lực lượng chức năng tại biên giới tăng cường công tác kiểm dịch động thực vật, phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam, tuân thủ các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05 về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona gây ra.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và các cục chuyên ngành sẽ chủ động phối hợp với cơ quan Đại sứ quán Việt Nam tại các nước trên thế giới triển khai toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất về xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa bàn trọng điểm, tiềm năng và thị trường ngách ngay từ đầu năm 2020, tạo sự đột phá trong đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh đó, các đơn vị cũng tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại trong nước kết nối thu mua nông sản giữa các địa phương, doanh nghiệp và nông dân. Nếu dịch kéo dài nhiều tháng, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, các đơn vị ngành công thương các địa phương đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn. Ngoài ra, ưu tiên thị trường nội địa; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản. Bộ NN&PTNT cũng tập trung chỉ đạo phối hợp với các địa phương, nghiên cứu điều chỉnh một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ và lợi thế so sánh của từng địa phương.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, diện tích trồng mít toàn tỉnh trên 5.500ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và Long Mỹ. Diện tích thu hoạch trên 1.700ha, ước năng suất đạt 23 tấn/ha. |
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tân Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia 46 tuổi là ai?
- ·Tục lệ dâng thịt chuột cúng tổ tiên ngày Tết ở Hòa Bình
- ·Thầy giáo U40 bật khóc tại trường quay khi tiết lộ lý do bị vợ chia tay
- ·Tôi có nên bao che khi biết bạn thân ngoại tình
- ·Cục Hàng không nâng cảnh báo phòng dịch ở sân bay lên mức cao nhất
- ·Mùng 1 khác lạ ở ngôi làng cả tháng thiếu ngủ vì lo Tết
- ·Hôn nhân mà thiếu điều này thì chắc chắn sẽ ly hôn
- ·Yêu nhau 5 năm, tôi đã U40 nhưng bạn trai vẫn trì hoãn đám cưới
- ·Máy xông hơi – Thiết bị nội thất lý tưởng cho không gian phòng tắm
- ·Hoa Kỳ áp mức thuế chống bán phá giá khá tích cực với cá tra Việt Nam
- ·Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2
- ·Giảm lãi suất cho vay: Phải giảm thực chất
- ·Nữ sinh Việt lý giải quyết định ở lại Hàn Quốc, lạc quan giữa dịch bệnh
- ·Cô gái Hà Nội khốn khổ vì bị nhầm là bệnh nhân số 17 nhiễm Covid
- ·Giá xăng dầu hôm nay (23/8): Giá dầu bất động, Brent neo ở mức 97,48 USD/thùng
- ·Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng
- ·Hai người nước ngoài nhặt cá đổ trên đường Sài Gòn giúp người lạ
- ·Dự báo lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ chỉ vào khoảng 2
- ·Quảng Ninh xử lý 30 vụ buôn lậu, gian lận thương mại chỉ trong 1 tháng
- ·Đại lộ cây mọc ngược 3.000 năm tuổi tựa cảnh đẹp ở hành tinh khác