会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong đá ý】Thủ tướng gỡ vướng cho cụm cảng nước sâu lớn nhất cả nước!

【ket qua bong đá ý】Thủ tướng gỡ vướng cho cụm cảng nước sâu lớn nhất cả nước

时间:2024-12-24 00:14:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:101次

Sáng nay,ủtướnggỡvướngchocụmcảngnướcsâulớnnhấtcảnướket qua bong đá ý 20/3, sau khi kiểm tra cụm cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải lớn nhất cả nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó có bàn về những định hướng cho phát triển cảng biển nói chung và cảng Cái Mép nói riêng trong thời gian tới.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số bộ, ngành, các địa phương vùng Đông Nam Bộ.

Vướng hạ tầng

Bà Rịa Vũng Tàu được xác định là cửa ngõ vươn ra biển lớn của khu vực Đông Nam Bộ (là khu vực đầu tàu kinh tế của Việt Nam, đóng góp đến 33% GDP của cả nước) và của Việt Nam, hội nhập trực tiếp với các tuyến biển xa xuyên đại dương.

Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đã xác định Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA), đảm nhận vai trò là cảng trung chuyển quốc tế. Cùng với cảng biển Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu tạo thành hai cực quan trọng về phát triển cảng biển của Việt Nam với những lợi thế rất lớn như vừa có điều kiện tự nhiên phát triển cảng, vừa có hậu phương cảng lớn. Từ hai cảng biển này đã hình thành hành lang kinh tế quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả nước (Hà Nội và TPHCM) và kết nối quốc tế với Trung Quốc, Campuchia.

Trong những năm qua, khối lượng hàng hóa tăng trưởng ổn định; riêng năm 2020 cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu khối lượng đạt gần 113 triệu tấn, trong đó có hơn 7,5 triệu TEU container, chiếm 16% tổng hàng hóa cả nước và chiếm 34% tổng hàng container thông qua cảng biển Việt Nam. Đã tiếp nhận thành công một trong những tàu container lớn nhất thế giới hiện nay có trọng tải 214.121 DWT, qua đó đã nâng tầm vị thế của cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và của Việt Nam.

Tuy nhiên, hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng còn có những hạn chế, yếu kém nhất định như: Tầm nhìn chưa theo kịp xu thế phát triển hàng hải quốc tế; kết nối yếu và thiếu về năng lực (gồm cả về hạ tầng kết nối phần cứng – hạ tầng giao thông, hạ tầng logistisc như cảng cạn, depot và phần mềm- dịch vụ hải quan, kiểm dịch…); thiếu các cơ chế, chính sách đột phá để thúc đẩy kinh tế hàng hải, thúc đẩy trung chuyển và thu hút nguồn lực...

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định sẽ tiếp tục tập trung vào các ngành kinh tế trụ cột là công nghiệp, hệ thống cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó vấn đề khai thác và phát huy hệ thống cảng biển, tăng cường kết nối với TPHCM, tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác trong Vùng Đông Nam Bộ được coi là vấn đề then chốt trong giai đoạn tới.

Lãnh đạo Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, yêu cầu đầu tư hạ tầng kết nối cảng với các trung tâm kinh tế trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là vấn đề cần tiếp tục đặc biệt quan tâm. Từ Bà Rịa - Vũng Tàu kết nối với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và miền Tây Nam Bộ chỉ có duy nhất tuyến đường bộ Quốc lộ 51, dẫn đến tình trạng thường xuyên quá tải.

Để phát huy được vai trò hệ thống cảng nước sâu khu vực Cái Mép - Thị Vải, tạo động lực tăng trưởng và nâng cao hiệu quả tăng trưởng chung của toàn vùng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm đầu tư các dự án hạ tầng giao thông kết nối liên vùng.

Một số ý kiến tại cuộc làm việc cũng đề xuất việc nạo vét luồng sông, tăng độ sâu để đón tàu lớn hơn, tiếp tục triển khai đồng bộ hạ tầng kết nối giao thông đến cụm cảng nước sâu, kết nối đường bộ với hệ thống đường cao tốc, cầu Phước An; mong muốn có sớm có đường sắt kết nối khu Cảng vào đường sắt quốc gia, trong đó có vấn đề là hàng hóa tại Cái Mép phải di chuyển vào TPHCM làm thủ tục hải quan còn quá nhiều (hiện hơn 90%), gây tăng chi phí logistics…

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và cảng hàng không Long Thành là 2 công trình quan trọng nhất của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bộ xác định tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm, trong đó có cụm cảng này. Hiện luồng vào cảng có độ sâu -14,5m, có thể đón tàu 100.000 tấn, để cạnh tranh khu vực, Bộ ủng hộ việc nạo vét để đạt độ sâu tối thiểu -15,5m.

Bên cạnh đó, theo Quy hoạch đến năm 2030, huyện Côn Đảo đón 300 ngàn lượt khách; tuy nhiên, năm 2019 huyện Côn Đảo đã đón gần 397 ngàn lượt khách, vượt dự báo đến năm 2030 của quy hoạch đã được phê duyệt. Lãnh đạo tỉnh cho rằng, cần thiết phải đầu tư hạ tầng trên địa bàn huyện Côn Đảo, nhất là cấp điện.

Về vấn đề cấp điện cho Côn Đảo, một trong những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam với di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Bộ đã tính toán phương án đưa điện lưới quốc gia ra đảo bằng đường dây 110KV, đi ngầm dưới biển. Tổng vốn đầu tư khoảng 4.800 tỷ đồng.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Là cảng nước sâu nhưng mà giao thông không được giải quyết thì không cách nào phát triển xứng tầm khu vực, quốc tế. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Mức phạt tối đa với người vi phạm giao thông đường bộ có thể lên tới 80 triệu đồng
  • Nhức đầu vì người yêu có nhiều mối quan hệ “mở”
  • Cô gái ‘nghị lực sống’ với ước nguyện... tiếp tục được sống
  • Mua bán ô tô qua mấy đời chủ, giấy tờ làm thế nào?
  • Chính phủ sẽ có cơ chế thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Thân hình em gầy gò gánh cái bụng to quá khổ…
  • Cha sắp liệt vẫn nhường con chữa bệnh
  • Hơn 20 triệu đến với bé ung thư máu
推荐内容
  • Hai thời điểm ăn dễ tích mỡ bụng
  • Ép gả con gái 16 tuổi, bố mẹ bị xử phạt như thế nào?
  • Người đàn ông không được xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Hồi âm đơn thư bạn đọc nửa đầu tháng 3/2013
  • Em muốn được sống...
  • Những “tiềm ẩn” TNGT đường sắt nguy hiểm