【tỉ số ngoại hạng anh hôm nay】Có gì đột phá trong Đề án chống khai thác IUU 10 năm tới?
EC kiểm tra thực tế tình hình khắc phục “Thẻ vàng” IUU vào quý 1/2022 | |
Để “Thẻ vàng” IUU không thể thành “Thẻ đỏ” |
Bị EC cảnh báo "Thẻ vàng" đã và đang tác động đáng kể tới xuất khẩu hải sản vào thị trường EU. Nguồn: Internet |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, Thủ tướng Chính phủ giao Tổng cục Thuỷ sản xây dựng Đề án chống khai thác IUU đến giai đoạn 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Nội dung Đề án sẽ giải quyết bài toán tổng thể cho việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), chống khai thác IUU và phát triển ngành khai thác thuỷ sản bền vững.
Trong Đề án, nội dung cơ bản trước tiên là thúc đẩy triển khai, tháo gỡ các vấn đề đang tồn tại, đặc biệt là tồn tại ở địa phương.
Bên cạnh đó, tiến tới quản lý tàu cá, quản lý nghề cá theo hướng chuyển đổi số, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý. Điển hình như, quản lý số lượng tàu cá, quản lý thiết bị giám sát hành trình (VMS), quản lý các cơ sở dữ liệu.
Đáng chú ý, dự kiến, Tổng cục Thuỷ sản sẽ đề xuất thành lập một Trung tâm quản lý điều hành đối với ngành khai thác hải sản.
“Như vậy, tại Trung ương có thể theo dõi tất cả các cảng cá, hoạt động của các cảng cá, theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên biển cũng như có các giải pháp chỉ đạo điều hành liên thông giữa Trung ương với 28 tỉnh, thành và các chi cục, các cảng cá. Đây là điểm rất mới”, ông Nguyễn Quang Hùng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản chia sẻ thêm, trong Đề án dự kiến cũng sẽ có đợt cao điểm trong công tác phối hợp với các lực lượng như: Lực lượng Kiểm ngư, Biên phòng, Cảnh sát biển… để có những đợt kiểm tra, rà soát và tăng cường năng lực thực thi pháp luật, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU.
Ngày 27/10/2021, Tổng cục Thuỷ sản đã có buổi làm việc trực tuyến với EC đánh giá tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU, tiến tới gỡ “thẻ vàng” IUU.
Qua họp trực tuyến, phía EC tiếp tục khẳng định Việt Nam rất nỗ lực, có sự quan tâm chỉ đạo rất cụ thể từ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành.
Tuy nhiên, phía EC cũng cho rằng, hiện nay thực thi pháp luật thuỷ sản của Việt Nam đối với hành vi xử phạt vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài rất hạn chế. Phía EC yêu cầu cần tăng cường, đẩy nhanh điều tra, xác minh các hồ sơ để xử phạt.
Dự kiến, nếu tình hình dịch bệnh ổn định, trong quý 1/2022 EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra trực tiếp tại các cảng cá, kiểm tra tại rất nhiều địa phương để xem những nỗ lực từ phía Việt Nam, từ đó có những khuyến cáo mới cho lộ trình gỡ “thẻ vàng” IUU của Việt Nam.
Trước đó, phát biểu tại cuộc Họp trực tuyến về chống khai thác IUU do Thủ tướng Chính phủ chủ trì đầu tháng 9/2021, Thủ tướng nhấn mạnh, trong năm nay phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài.
Người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia phải hoạt động mạnh mẽ, quyết liệt hơn, thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm công việc, giám sát, kiểm tra; giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và địa phương thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trên biển...
Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác IUU và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “thẻ vàng”. Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 2 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018 và tháng 11/2019 và tiếp tục đưa ra 4 nhóm khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần thực hiện gồm: Khung pháp lý; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá, quản lý đội tàu; chứng nhận sản lượng và truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác; thực thi pháp luật. Khi bị cảnh báo “thẻ vàng”, 100% lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của Việt Nam bị kiểm tra khi xuất khẩu sang thị trường EU. Nếu không giải quyết được các vấn đề về khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác và có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ”. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Rà soát, đánh giá xử lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch COVID
- ·Lãnh đạo tỉnh tiếp lãnh đạo Tập đoàn Tokyu
- ·Cần Thơ sẽ thành trung tâm tạo ra giải pháp công nghệ cho nông nghiệp
- ·MobiFone ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với VEC
- ·Việt Nam phấn đấu nâng xếp hạng tín nhiệm lên hạng Đầu tư
- ·Chuyển đổi kép, giải pháp phát triển bền vững
- ·TS. Trần Du Lịch: Tận dụng thời cơ đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững
- ·Hướng dẫn bầu cử đại biểu Quốc hội: Tính đến “trường hợp đặc biệt”
- ·Thủ tướng: Kiểm soát dịch và không để đứt gãy nền kinh tế
- ·Chính phủ ủng hộ các đề xuất, điều chỉnh về công suất nguồn phát điện của các địa phương
- ·Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam
- ·Quảng Nam tiếp tục tạo môi trường đầu tư minh bạch
- ·Lô vắcxin đầu tiên của Pfizer bắt đầu được chuyển đi vào 13/12
- ·Cao Lãnh hướng đến đô thị loại I
- ·‘Thông tin minh bạch
- ·2021: Năm tái khởi động
- ·Ðề nghị lắp đặt hệ thống chiếu sáng tuyến kè rạch Cái Sơn
- ·Xuất bến hơn 25.000 tấn than cho tàu vào xông cảng đầu năm mới Tân Sửu
- ·Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiết kiệm
- ·Xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII