【giải u19 cộng hòa séc】Chính phủ giữ nguyên cơ cấu 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ
(CMO) Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khoá XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ.
Sáng nay (22/7), tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày trước Quốc hội Tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tờ trình trước Quốc hội sáng 22/7 . |
Cụ thể, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV giữ ổn định như khoá XIV có 22 cơ quan, gồm: 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ.
Các Bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và môi trường; Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch; Bộ Khoa học và công nghệ; Bộ Giáo dục và đào tạo; Bộ Y tế.
Các cơ quan ngang Bộ gồm: Uỷ ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.
Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ cho biết, sau khi được Quốc hội xem xét và có Nghị quyết, Chính phủ phải chỉ đạo tổ chức thực hiện một số nội dung chủ yếu như: Sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của Chính phủ đảm bảo phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, đảm bảo bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.
Ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ; thực hiện nghiêm Nghị quyết 56/2017/QH14 của Quốc hội về việc không lồng ghép các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế vào các luật, pháp lệnh chuyên ngành không thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước.
Thủ tướng cũng cho biết, cùng với việc triển khai cơ cấu tổ chức của Chính phủ khoá XV theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là những đột phá chiến lực, nhiệm vụ trọng tâm theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm và hàng năm nhằm đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước…
Sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đọc Tờ trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV.
Theo đó, Uỷ ban Pháp luật nhất trí phương án giữ cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV như nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV, gồm 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ.
"Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát huy ưu điểm và kết quả hoạt động của Chính phủ đã đạt được trong nhiệm kỳ khoá XIV, bảo đảm yêu cầu chỉ đạo, điều hành trong điều kiện Chính phủ tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật nêu.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra . |
Bên cạnh đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật đề nghị Quốc hội lưu ý Chính phủ quan tâm xây dựng lộ trình tiếp tục thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khoá XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội. Trong đó, có yêu cầu "một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính", "tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số Bộ, ngành, nhất là những Bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới… ".
Đồng thời việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cần gắn với các điều kiện bảo đảm thực hiện, xóa bỏ cơ chế "xin - cho", đề cao trách nhiệm của các Bộ, tăng tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền.
Theo Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng, vấn đề này còn liên quan chặt chẽ đến các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, do vậy, đề nghị Chính phủ lưu ý chỉ đạo rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện.
Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và rà soát kỹ các nội dung giao thoa giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ để sớm có phương án giải quyết triệt để, đồng thời, đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong các Bộ, đặc biệt là đối với các tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ./.
Theo dangcongsan.vn
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Công thương đề nghị doanh nghiệp hợp tác điều tra chống bán phá giá sản phẩm đường mía
- ·Cơ hội để hoàn thiện mô hình hợp tác xã kiểu mới
- ·Hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp sạch
- ·Canh tác thích hợp trên đất nhiễm mặn
- ·Có 7 Bộ và 12 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trên 45%
- ·Thu giữ lô hàng điện thoại iPhone trị giá hơn 3 tỷ đồng nhập lậu
- ·Tăng cường kiểm tra dịch bệnh trên lúa
- ·Qua thanh tra, tăng thu thuế gần 14.000 tỷ đồng
- ·Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử
- ·Tiềm năng nông nghiệp công nghệ cao
- ·Hơn 171.000 xe ô tô không đạt chuẩn an toàn khi đăng kiểm
- ·Sóc Trăng cần mở rộng lúa cao sản và các loại trái cây lợi thế
- ·Quyết tâm xây dựng nông thôn mới
- ·Gắn việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá trình cải cách
- ·WB và Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 2,75 triệu USD tăng cường năng lực ứng phó với đại dịch tuyến cơ sở
- ·Chăm lo đối tượng bảo trợ xã hội ở xã nông thôn mới
- ·Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm 2018
- ·Dồn sức phát triển nông nghiệp
- ·Cảnh giác trước những thủ đoạn tinh vi về sản xuất hàng giả, gian lận thương mại dịp cuối năm
- ·Xuất khẩu gạo