【bd kq anh a】Sốt giá dịch vụ ăn uống
Nếu những bà nội trợ tiếp tục phấn khởi vì những tín hiệu tốt từ thị trường nông sản thì không ít người đau đầu vì giá một số dịch vụ ăn uống rục rịch tăng. Nhiều thực khách bất ngờ khi giá tăng tới 20-30% so với trước tết.
Giá dịch vụ ăn uống tăng dù giá thực phẩm ổn định.
Đã thành thông lệ,ốtgidịchvụănuốbd kq anh a cứ sau tết dịch vụ ăn uống lại được dịp neo giá dù giá các loại thực phẩm khá bình ổn trở lại. Gọi nhân viên tính tiền sau khi ăn, chị Nguyễn Kim Hạnh, một nhân viên văn phòng bất ngờ vì hóa đơn đã tăng thêm 10.000 đồng khi ăn tại quán hủ tiếu Nam Vang trên đường Nguyễn Công Trứ, phường I, thành phố Vị Thanh. Bình thường một tô hủ tiếu có giá 20.000 đồng, hiện nay giá 25.000 đồng. Chị Hạnh bức xúc: “Cùng một món và gọi cho hai người ăn, trước tết chỉ có 40.000 đồng mà giờ tăng lên 50.000 đồng trong khi ngoài chợ giá thịt heo, rau, củ đều giảm”.
Cùng bức xúc trên, chị Nguyễn Ngọc Linh, ở phường III, thành phố Vị Thanh, thông tin từ sát tết, giá các dịch vụ như cơm trưa văn phòng, cà phê tại một số điểm chị thường lui tới đã tăng 10-15%. Những món ăn phổ biến như cơm, phở, bún, cháo, hủ tiếu… tăng 2.000-3.000 đồng/tô, có nơi tăng tới 5.000 đồng, còn đồ uống thì mức tăng phổ biến là 2.000 đồng/ly.
Khác với thực phẩm, dịch vụ ăn uống đắt khách phụ thuộc vào chất lượng của món ăn. Chị Nguyễn Thị Tươi, nhà ở thành phố Vị Thanh, cho biết: “Bình thường một hộp bánh ướt bán trên đường Trần Hưng Đạo giá chỉ 15.000 đồng nhưng giờ đã 17.000 đồng, bún cá giá 20.000 đồng/tô thì tăng lên 25.000 đồng. Dù giá cao nhưng ở đây ít hàng quán bán nên ai cũng chấp nhận ăn uống với giá cao”.
“Sáng nào tôi cũng đi chợ, nhiều mặt hàng cả lương thực thực phẩm đang ở mức thấp và không bị ảnh hưởng của việc tăng giá xăng trong những đợt vừa qua. Cụ thể như giá các loại rau cải không quá 15.000 đồng/kg. Thậm chí, dưa leo chưa đầy 10.000 đồng/kg, xà lách, cần tây, các loại rau gia vị liên quan đến món ăn cũng giảm từ 4.000-5.000 đồng/kg. Thịt heo bán lẻ các loại đã giảm từ 5.000-10.000 đồng/kg, còn thịt gà công nghiệp thì giảm rất mạnh. Chỉ có số ít mặt hàng như thịt bò và một số loại thủy hải sản tươi sống tăng nhẹ. Mức giá này ghi nhận còn rẻ hơn thời điểm trước tết rất nhiều. Như vậy, việc tăng giá như các cơ sở kinh doanh lý giải là không hợp lý”, chị Nguyễn Ngọc Linh lý giải thêm.
Tại các nhà hàng, quán ăn lớn trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tuy bảng giá được niêm yết không thay đổi nhưng lại thay đổi hình thức tăng bằng cách bớt lượng thức ăn. Việc điều chỉnh giá này diễn ra kể từ trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và được các chủ hàng quán lý giải vì tết nên các loại hàng hóa đều tăng. Giờ đây, giá cả dịch vụ này vẫn đứng yên từ các hàng quán bình dân đến các quán ăn lớn, nhà hàng.
Hầu như khi được hỏi, các chủ quán ăn cho rằng lý do tăng giá xuất phát từ việc chi phí đầu vào như giá nhân công, giá gas, giá thực phẩm, giá thuê mặt bằng kinh doanh tăng nên buộc phải tăng giá. Một số quán có niêm yết trực tiếp trên thực đơn, tuy nhiên đối với các loại hình bán điểm tâm sáng hay ăn uống bình dân thì không có bảng niêm yết giá hoặc niêm yết chung chung trên các bảng các-tông. Ở nhiều quán ăn, nhân viên bán hàng chỉ thông báo miệng về hóa đơn.
Theo ghi nhận của chúng tôi, bên cạnh một số quán ăn tìm cách tăng giá thì vẫn có một số hàng ăn, uống hiện đã ổn định giá cả. Chủ quán phở Hà Nội ở phường V, thành phố Vị Thanh cho biết, mấy ngày trong tết, quán tăng giá lên 5.000 đồng/tô nhưng hiện giá đã quay về giá cũ là 20.000 đồng/tô bún bò và 25.000 đồng/tô bún bò - giò. Mấy ngày tết, người làm nghỉ về quê nên phải thuê lao động thời vụ, tiền công khá cao, vì vậy quán phải tăng giá để trả tiền công, sau đó phải quay về giá cũ nếu không sẽ mất khách”.
Tuy biết là vô lý, nhưng không ít người tiêu dùng vẫn chấp nhận bởi ít có lựa chọn khác. Điều đáng nói, đây không phải là năm đầu tiên dịch vụ ăn uống tăng giá bất hợp lý. So sánh với các địa phương lân cận, giá một số dịch vụ ăn uống tại tỉnh Hậu Giang đã gần bằng với thành phố Cần Thơ hay Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) mặc dù thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh chưa cao. Cùng với đó, tình trạng không niêm yết giá bán vẫn tràn lan và cơ quan quản lý thị trường vẫn ít kiểm tra và xử phạt các vi phạm về vấn đề này.
Bài, ảnh: K.Đ
(责任编辑:World Cup)
- ·Thêm 5 ca nhiễm Covid
- ·Hà Nội kiên quyết không để xảy ra lây lan dịch Covid
- ·Lazada hợp tác chiến lược cùng 40 nhà bán hàng tại Việt Nam
- ·Trung Quốc chuẩn bị triển khai một loạt dự án trị giá hàng tỷ USD tại Ai Cập
- ·Bộ Tài nguyên và Môi trường hiến kế phát triển kinh tế tuần hoàn
- ·Liên Hợp quốc thông qua ngân sách thường xuyên năm 2023
- ·Nhà nước thu về 2.019 tỷ đồng thông qua cổ phần hóa
- ·Triển lãm ảnh "Mừng xuân Tân Sửu
- ·Cuba: Rơi máy bay chở hơn 100 hành khách, nghi vấn chỉ 3 người sống sót
- ·Ra mắt trở lại Khu du lịch Một thoáng Việt Nam
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 309, 310,311, 312 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Chính thức mở bán phân khu Mỹ Gia tại dự án Vinhomes Dragon Bay Hạ Long
- ·Chứng khoán châu Âu và Mỹ đồng loạt đi xuống
- ·Viettel tri ân khách hàng bằng hàng loạt ưu đãi
- ·Thu gom dầu hào, nước tăng lực không rõ nguồn gốc về chợ đầu mối bán kiếm lời
- ·Thiên Hòa giảm giá nhiều mặt hàng điện tử, máy tính cho sinh viên
- ·Thị trường tranh Việt Nam: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ
- ·Chi phí sinh hoạt sẽ là rủi ro ở cấp độ toàn cầu lớn nhất trong 2 năm tới
- ·Tưới dầu hỏa lên người rồi châm lửa tự thiêu
- ·XeHoiViet.com