【nhận định ha lan】Chợ Việt vẫn vắng hàng Việt
Mặc dù được coi là kênh phân phối truyền thống có nhiều lợi thế nhưng sức tiêu thụ cũng như sự có mặt của hàng Việt Nam tại các chợ lại quá ít ỏi. Con đường vào chợ của hàng Việt còn lắm gian nan nếu DN,ợViệtvẫnvắnghàngViệnhận định ha lan nhà phân phối không có chiến lược cụ thể và thay đổi cách nhìn đối với mô hình bản lẻ rất giàu tiềm năng này.
Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, "trong ngành bán lẻ, tỷ trọng của thị trường bán lẻ hiện đại so với bán lẻ truyền thống thống mới chỉ chiếm 20%". Điều này cho thấy, không thể phủ nhận vai trò của chợ truyền thống đối với hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra ở tất cả các chợ, sự có mặt của hàng Việt không nhiều. Tính riêng tại chợ đầu mối Đồng Xuân- nơi phân phối hàng hóa đi hầu hết các tỉnh phía Bắc, hàng Trung Quốc chiếm lĩnh từ 70- 90% ở đối với các mặt hàng như quần áo, vải, túi xách, giày dép, hàng gia dụng, tiêu dùng.
Trong chợ Việt có rất nhiều hàng Tầu. Ảnh minh họa
Việc đưa hàng Việt vào chợ truyền thống còn vướng bởi DN không xác định được phân khúc thị trường của mình, hàng giá cao sẽ khó bán tại các chợ. Một điểm yếu nữa của hàng Việt là giá cả không ổn định, do phụ thuộc các chi phí đầu vào nên tiểu thương cũng không mặn mà.
Bà Vũ Kim Hạnh- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp - (BSA) - cho biết, hàng Việt vào chợ rất khó khi phân khúc hàng giá rẻ và hàng trung bình đã bị hàng của Trung Quốc và hàng không xuất xứ, hàng lậu, hàng giả chiếm lĩnh. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn của việc tiểu thương các chợ không mặn mà khi kinh doanh hàng Việt còn phải kể đến sự "chưa hiểu nhau" giữa nhà sản xuất và người bán hàng.
Theo ông Đỗ Xuân Thủy- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân, chợ Đồng Xuân đã tổ chức hai hội thảo với Hiệp hội bán lẻ và Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, gặp gỡ trực tiếp tiểu thương kinh doanh và đã nhận được những phản hồi đáng chú ý. Các tiểu thưởng cho rằng, rất muốn bán hàng trong nước vì hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ nhưng DN không mặn mà với các chợ truyền thống, không có niềm tin với tiểu thương, thiếu cơ chế, chính sách để gắn kết người bán với DN.
"Khi bán hàng thì việc đổi hàng bị lỗi, hỏng, cung cấp nguồn hàng còn chậm; lấy hàng phải trả tiền ngay không được gối đầu. Trong khi đó những người buôn hàng Trung Quốc lại rất năng động, thỏa mãn nhu cầu của người bán, cấp hàng tại chỗ, cho gối đầu, đổi hàng thoải mái"- ông Thủy nói
Nếu chỉ tham gia một vài phiên bán hàng "Hàng Việt đồng hành với tiểu thương chợ truyền thống" thì sẽ không đủ để thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt Nam tại kênh phân phối truyền thống này. DN Việt nên có những nghiên cứu cụ thể hơn về phân khúc thị trường, tập quán kinh doanh tại các chợ để có chiến lược phù hợp, sản phẩm có thể xuất hiện nhiều hơn ở kênh bán lẻ giàu tiềm năng này.
TheoCong Thuong
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Chủ động bảo vệ nông sản
- ·Niên vụ mía 2017
- ·Bắt 1 tấn cánh gà 'bẩn' nhập lậu từ Trung Quốc
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Tinh thần khởi nghiệp
- ·Xây dựng cơ chế quản lý mặt hàng sữa
- ·Bấp bênh nghề nuôi vịt đẻ trứng
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Quy định hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- ·Doanh nghiệp phần mềm Việt đầu tiên chạm mốc 200 triệu USD
- ·Lắp gần 110m dải phân cách mềm
- ·Hình thành tuyến phố văn minh
- ·Tín hiệu tích cực nhìn từ lợi nhuận ngân hàng 6 tháng đầu năm
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Cần thăm đồng thường xuyên trong những ngày “vui xuân đón tết”
- ·Sức hút ở các khu, cụm công nghiệp
- ·Lúa vụ thu
- ·Hà Nội tiếp tục dẫn đầu thế giới về ô nhiễm không khí
- ·Niềm vui khi điện về vùng sâu