【vđqg tây ban nha】Niềm vui khi điện về vùng sâu
Đưa điện về vùng sâu,ềmvuikhiđiệnvềvđqg tây ban nha vùng xa được xác định là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng đối với ngành điện nói chung và cũng là giải pháp để cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng nông thôn từ nay đến năm 2020.
Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang ưu tiên đảm bảo mục tiêu đáp ứng đầy đủ điện năng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thời gian qua, từ chỗ lưới điện cũ, đứt khúc, đứt quãng, hạ tầng lưới điện của tỉnh không ngừng được quan tâm, đầu tư xây dựng, phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang xác định rõ nhiệm vụ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng nông thôn, trong đó ưu tiên đảm bảo mục tiêu đáp ứng đầy đủ điện năng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở nghị quyết này, tỉnh đã có những chỉ đạo, cũng như tạo điều kiện cho Sở Công thương, ngành điện thực hiện hoàn thành nhiệm vụ.
“Trong các chương trình xóa điện câu đuôi, đứt khúc, đứt quãng mà tỉnh đã thông qua giai đoạn 2016-2020 đều hướng đến người dân vùng nông thôn. Nghĩa là, bà con vùng sâu, vùng xa sẽ được hưởng lợi bởi các dự án cấp điện từ nguồn vốn của Trung ương, địa phương. Từ đây, họ có điều kiện tiếp cận các hình thức sản xuất hiện đại hơn để tự thay đổi cuộc sống của chính mình”, ông Võ Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang, cho biết.
Bây giờ, con đường dọc bên tuyến kênh Mười Thước thuộc xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, vốn đã phủ bê tông hơn 5 năm trước càng đẹp hơn, khi được xây dựng thêm hàng trụ điện hạ thế chạy dài phía trong lề. Sau nhiều năm chờ đợi, điện lưới quốc gia đã về với cả xóm. “Để giải quyết vấn đề sống chung với điện câu đuôi của bà con chúng tôi, chính quyền địa phương đã gửi ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết. Thế là vào thời điểm cuối năm vừa qua, ánh sáng điện quốc gia đã thực sự sáng trong nhà tôi”, ông Đặng Văn Tuôl, ở xã Bình Thành, chia sẻ.
Không riêng gì huyện Phụng Hiệp mà ở các địa phương khác như huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, huyện Châu Thành A, thị xã Long Mỹ, ngành điện đã cơ bản hoàn thành công tác tiếp nhận và cải tạo, nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn. Ông Huỳnh Hoàng Đệ, Phó Chủ tịch UBND xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, cho hay: “Người dân ở xã Lương Nghĩa “khát” điện nên khi có dự án đưa lưới điện quốc gia về, người dân rất phấn khởi. Ngoài đề án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Hậu Giang (Đề án 2081), xã Lương Nghĩa còn được thụ hưởng thêm chương trình cấp điện từ nguồn vốn ứng của tỉnh. Đây là 2 dự án được chính quyền địa phương, cũng như người dân hết sức mong chờ. Bởi, thông qua dự án này sẽ có rất nhiều hộ dân nông thôn được hưởng lợi, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn đang còn khó khăn về điện”.
Bên cạnh đó, ngành điện còn tiến hành cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn theo tiêu chí số 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. “Ở các xã vùng sâu, người dân không bỏ bất kỳ chi phí nào nhưng vẫn được kéo điện đến tận nhà. Bình thường các dự án có mức đầu tư trên một hộ dân khoảng 15-20 triệu đồng, riêng các dự án này có thể lên đến 40-45 triệu đồng, nhưng ngành điện vẫn đầu tư. Công ty Điện lực Hậu Giang thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu, nghĩa là dự án triển khai đến đâu thì người dân sẽ có điện sử dụng đến đó. Do đầu tư đến tận nhánh rẽ, công tơ của khách hàng nên quyền lợi của người dân nâng cao rất nhiều. Năm 2017, theo phân kỳ đầu tư tổng thể, Đề án 2081 có vốn ngân sách bố trí 15 tỉ đồng và vốn đối ứng trên dưới 3 tỉ đồng”, ông Nguyễn Viết Thọ, Giám đốc Công ty Điện lực Hậu Giang, chia sẻ.
Những nơi có lưới điện đi qua, đời sống vật chất và tinh thần của các hộ nghèo được nâng lên đáng kể. Việc đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn nhằm “tiếp sức” cho nông thôn phát triển, người dân có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính “mảnh vườn, thửa ruộng” của gia đình mình. Bước tiếp theo trong lộ trình cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang, ngành điện sẽ tiến đến mục tiêu nâng cao chất lượng điện năng, bảo đảm cung cấp điện an toàn và hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu cho khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, để đến năm 2020 nâng tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng điện an toàn đạt trên 98%.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
(责任编辑:Thể thao)
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Mục tiêu kim ngạch Nga
- ·Đông Hưng Group ‘trình làng’ dự án liền kề đường Tô Ngọc Vân
- ·Những bờ biển sở hữu bức tượng nổi tiếng thế giới
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Màu sơn cửa chính hợp phong thuỷ đón tài lộc
- ·công trình nhà đẹp Việt giành giải kiến trúc quốc tế 2018
- ·Bất động sản Bình Định ‘lột xác’ ấn tượng
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Nguy cơ bùng phát khủng hoảng tài chính châu Á
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Dự án Charmington Iris được duyệt giá đất thế nào?
- ·Capella Gallery Hall vừa bị đề nghị xử phạt vì cơi nới sân thượng
- ·Căn hộ hoàn thiện
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·EU nỗ lực hạn chế người nhập cư trái phép
- ·Công nghệ kết nối trực tiếp người bán và mua nhà
- ·Dự án “rùa bò” chơi sang, vung trăm triệu để dọn cỏ
- ·Sóc Bom Bo
- ·Đà Nẵng trích ngân sách 550 tỷ xây nút giao 3 tầng