【nhận định áo】Chủ động ứng phó xâm nhập mặn
Mặc dù nồng độ mặn vẫn còn ở mức thấp,ủđộngứngphxmnhậpmặnhận định áo nhưng với mục tiêu chung là không để bị động, bất ngờ trước mọi diễn biến của xâm nhập mặn, nên các địa phương trong tỉnh đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cần thiết, nhằm chủ động ứng phó kịp thời.
Thường xuyên kiểm tra độ mặn là một trong những giải pháp ứng phó trọng tâm hiện nay của các địa phương.
Ghi nhận công tác phòng, chống xâm nhập mặn những ngày qua tại các địa bàn vùng ven, thường chịu ảnh hưởng nặng bởi xâm nhập mặn trong các tháng mùa khô hàng năm của tỉnh như huyện Long Mỹ cho thấy, hàng ngày đều có cán bộ chuyên môn tiến hành kiểm tra, quan trắc về nồng độ mặn, đồng thời phối hợp với Đài truyền thanh huyện tiến hành phát thanh liên tục về tình hình xâm nhập mặn để bà con kịp thời nắm bắt thông tin và có biện pháp ứng phó hiệu quả nhất.
Tình hình chưa đáng ngại
Nếu như vào thời điểm này của năm trước, độ mặn đo được tại 2 huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh đều cao hơn 2‰ và đe dọa đến tình hình sản xuất và đời sống của người dân địa phương thì năm nay, độ mặn vẫn còn trong giới hạn cho phép. Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, thông tin nhanh: Từ đầu mùa khô năm 2017 đến nay, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn diễn ra ít gay gắt hơn so với năm 2016. Cụ thể là mới đây, độ mặn đo được cao nhất tại ngã ba Nước Trong, thuộc xã Hỏa Tiến khoảng 0,4‰, thấp nhất là 0,1‰; tại cầu Cái Tư, xã Tân Tiến dao động từ 0,2-0,8‰.
Đối với địa bàn huyện Long Mỹ, trong thời gian vừa qua, nồng độ mặn đo được tại một số điểm trọng yếu của xã Lương Nghĩa, như: cống Hóc Pó là 0,6‰, cống Ba Cô là 0,8‰, khu vực nhà thờ Bào Ráng và chợ xã là 0,5‰. Còn trên tuyến kênh Mười Thước của xã Vĩnh Viễn A là 0,1‰. Thế nhưng, ngành chức năng huyện, cùng chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó cần thiết, trong đó có tuyên truyền, vận động người dân chủ động nạo vét mương vườn, trữ nước ngọt để đảm bảo tưới tiêu và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tích trữ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Ông Lê Văn Khởi, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho rằng: Có thể nói, với tình hình xâm nhập mặn chưa đáng ngại vào thời điểm này là một sự vui mừng cho chính quyền địa phương và người dân. Đây cũng được xem là điều kiện thuận lợi để bà con trữ nước ngọt được đầy đủ hơn, vì năm nay dự báo mùa khô sẽ kéo dài (nhuần hai tháng 6 âm lịch - PV), đồng thời giúp người dân an tâm sản xuất, nhất là những hộ chưa thu hoạch lúa Đông xuân 2016-2017, cũng như những hộ đã xuống giống vụ lúa Hè thu 2017 ở các xã như Vĩnh Thuận Đông, Thuận Hưng.
Đang bơm nước vào ruộng cho gần 1ha lúa đã cong trái me của gia đình và dự kiến khoảng nửa tháng nữa sẽ thu hoạch, ông Nguyễn Văn Thiện, ở ấp 5, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, cho hay: “Thời điểm này năm rồi, nước mặn đã xâm nhập tới đây, với nồng độ cao. Cũng may cánh đồng này đã có tuyến giao thông làm hệ thống đê bao nên ít bị ảnh hưởng, chứ ở phía cánh đồng đối diện bên sông thì bị thiệt hại nhiều lắm. Riêng năm nay thì đỡ lo hơn, bởi hiện tại mặn vẫn chưa về. Tuy nhiên, lúc nào bà con chúng tôi cũng kiểm tra nguồn nước trước khi bơm lên ruộng. Chưa kể đây là lần bơm cuối trước khi cắt nên đã nhẹ lo rồi”.
Không chủ quan, lơ là
Những ngày qua, mực nước trong các tuyến kênh nội đồng trên địa bàn huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh đang xuống thấp, với mức từ 30-95cm. Vì vậy, Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định rằng diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chịu ảnh hưởng của triều cường Biển Tây như sông Cái Lớn, Cái Bé có khả năng xâm nhập mặn cao vào thời điểm cuối tháng 3 này, còn độ mặn có thể đạt đến ngưỡng 9,5‰. Trước tình hình trên, lãnh đạo huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh đã chỉ đạo ngành chuyên môn, cùng chính quyền địa phương thường xuyên khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là mà cần quyết liệt triển khai thực hiện các giải pháp ngăn mặn hợp lý.
Ông Lê Hồng Việt, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ, cho hay: Hiện ngành đang vận động bà con ở những vùng có điều kiện xuống giống lúa Hè thu 2017 cần tuân thủ theo lịch thời vụ nhằm tránh thiệt hại do mặn gây ra. Theo đó, thời gian xuống giống bắt đầu từ ngày 15-3 đến 15-4. Riêng những vùng có khả năng thiếu nước nên xuống giống từ ngày 15-5. Song song đó, ngành còn kết hợp khuyến cáo nông dân nên thường xuyên thăm đồng, nhất là đối với diện tích lúa Hè thu sớm để kịp thời báo với cán bộ chuyên môn khi phát hiện nước mặn. Đối với vùng sản xuất tôm - lúa, bà con tranh thủ cải tạo đất, nâng cấp bờ bao để thả giống (tôm) khi nồng độ mặn thích hợp.
Chưa kể là từ đầu mùa khô đến nay, ngành chức năng huyện Long Mỹ còn tích cực triển khai thi công được 79 trong tổng số 109 đập thời vụ trên địa bàn. Trong đó đã đắp 69 trên tổng số 88 đập đất (tập trung ở các xã vùng ven) và 10 trên tổng số 21 đập ngăn mặn cải tiến. Các đập còn lại đang được khẩn trương hoàn thiện, đảm bảo ngăn mặn đạt hiệu quả, giúp bảo vệ tốt quá trình sản xuất cho người dân. “Nhìn chung, mọi công tác chuẩn bị ứng phó với khô hạn và xâm nhập mặn đã đáp ứng yêu cầu. Khi nồng độ mặn lên đến 1,5‰, chúng tôi sẽ xin ý kiến đóng cửa các cống, ngăn không cho nước mặn xâm nhập vào địa bàn”, ông Lê Hồng Việt, thông tin thêm.
Tương tự, thành phố Vị Thanh cũng đã tập trung triển khai 6 hạng mục công trình nạo vét kênh để đảm bảo nhu cầu nước ngọt tưới cho 860ha lúa Hè thu có khả năng bị ảnh hưởng lớn bởi khô hạn và xâm nhập mặn. Mặt khác, tiến hành kiểm tra công tác vận hành 105 cống hở và ngầm do thành phố, kể cả tỉnh quản lý. Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh Hồ Hồng Lâm cho biết: Năm nay, thành phố sẽ vận hành đóng, mở cống theo phương án “đóng một chiều, mở luân phiên”. Nghĩa là, đóng cống khống chế hoàn toàn nước mặn từ phía sông Cái Lớn, Nước Đục xâm nhập vào địa bàn; còn mở cống luân phiên nhằm tiếp ngọt, vệ sinh môi trường và giải quyết cho phương tiện lưu thông, vận chuyển hàng hóa của bà con.
Đảm bảo nước ngọt sinh hoạt cho người dân Trên cơ sở mục tiêu phòng, chống xâm nhập mặn năm nay của tỉnh đạt được hiệu quả cao nhất, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh đề nghị các địa phương cần thực hiện tốt các kế hoạch, giải pháp đã đề ra để không bị động, bất ngờ trước mọi tình huống có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các địa phương phải tổ chức rà soát các hộ thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo, đối tượng có khả năng bị thiếu nước sinh hoạt, nhằm có biện pháp giúp đỡ kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân thiếu nước ngọt phục vụ nhu cầu hàng ngày trong giai đoạn xâm nhập mặn. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:La liga)
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Nam Định sắp đấu giá 237 thửa đất, khởi điểm cao nhất 17 tỷ đồng/thửa
- ·Bình Định đấu giá 228 lô đất, khởi điểm thấp nhất hơn 370 triệu đồng/lô
- ·Thanh Hóa đấu giá hàng trăm lô đất, khởi điểm chỉ từ 3,3 triệu đồng/m2
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Đô thị Vincom Shophouse Diamond Legacy nhà phố thương mại ở thành phố Vinh
- ·Biệt thự 2 tầng với thiết kế mái hiên đua rộng ấn tượng
- ·Bộ Xây dựng lên tiếng về chung cư mini bị cháy, nhà ở xã hội bị chê đắt
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Sức hút mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh ở Vinhomes Golden Avenue Móng Cái
- ·Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- ·Căn hộ resort 'hiếm có khó tìm' ở trung tâm đô thị du lịch Vân Đồn
- ·Di dời nghĩa trang Bình Hưng Hoà dự kiến hoàn tất năm 2025
- ·Đặc quyền ‘Chạm xanh
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Loạt công ty địa ốc nợ thuế; chuyển công an điều tra tại dự án 131ha
- ·Hành trình ‘lột xác’ ngoạn mục của Vinhomes Ocean Park 2
- ·TP. Hà Nội lý giải việc chung cư của Tân Hoàng Minh bị treo sổ hồng
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Bộ Xây dựng lên tiếng về chung cư mini bị cháy, nhà ở xã hội bị chê đắt