【cúp c2 tối nay】Bình Phước khát vọng vươn lên
Ký ức về một thời khói lửa
Mặc dù năm nay tuổi đã cao,ướckhaacutetvọngvươcúp c2 tối nay sức khỏe có phần giảm sút nhưng khi nghe nhắc đến những từ chiến thắng Bình Long, Chơn Thành, ông Nguyễn Văn Dậu ở khu phố Phú An, phường An Lộc, thị xã Bình Long vẫn hồ hởi kể: Sau chiến thắng Mậu Thân năm 1968, Tỉnh ủy Bình Long quyết định thành lập Trung đội an ninh vũ trang gồm 12 người, do ông làm Trung đội trưởng. Nhiệm vụ của đơn vị ông lúc đó được giao là diệt ác, phá kìm, hỗ trợ bộ đội chủ lực tiếp xúc với các cơ sở cách mạng để mở rộng địa bàn, chuẩn bị cho Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 làm bàn đạp cho chiến dịch giải phóng Bình Long.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường thăm, tặng quà người dân hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh
Cũng như ông Nguyễn Văn Dậu, bà Nguyễn Thị Nhài ở khu phố Phú Lộc, phường Phú Đức, thị xã Bình Long dù tuổi cao nhưng vẫn nhớ như in thời kỳ khốc liệt nhất trên chiến trường Bình Long. Lúc đó, bà Nhài là Trung đội phó phụ trách Đội nữ xe thồ Bình Long, thuộc Ban Hậu cần. Đội nữ xe thồ Bình Long gồm 19 chị, được giao nhiệm vụ vận chuyển lương thực, đạn dược phục vụ Tiểu đoàn 368 chiến đấu ở chiến trường Bình Long, sau đó tiếp nhận thương binh đưa về điều trị tại các cơ sở y tế. Theo bà Nhài, thời kỳ đó máy bay địch đánh phá rất ác liệt. Trung đội nữ xe thồ ngày ấy mỗi lần ra trận đều làm lễ tưởng niệm vì không biết mình sẽ còn sống hay không.
Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường kiểm tra tiến độ triển khai các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Phú Riềng
Với những người trực tiếp tham gia chiến trường như cựu chiến binh Nguyễn Xuân Sính, chiến trường Bình Long - Chơn Thành ngày ấy là dấu ấn không thể quên trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông Sính kể: Vào thời điểm đó, đơn vị C29 của ông được giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài, chốt chặn khu vực từ ao cá Bác Hồ đến cầu Tham Rớt, trên tuyến quốc lộ 13 để chặn đánh địch trên đường rút chạy. Khi đó, bộ đội ta siết vòng vây, không cho địch tháo chạy. Bộ đội chủ lực kết hợp với bộ đội địa phương đã dồn sức và tạo thế gọng kìm bao vây từ phía Đông, phía Bắc, phía Tây bắn pháo vào chi khu nên quân địch trong chi khu hoảng loạn, bỏ lại toàn bộ vũ khí tháo chạy.
Ngày 23-3-1975, trung tâm tỉnh lỵ Bình Long, nơi đặt bộ máy chính quyền đầu não của Mỹ - ngụy sụp đổ toàn diện, Bình Phước được giải phóng. Sự kiện này đánh dấu mốc lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh của Đảng bộ, dân và quân Bình Phước cùng với cả nước làm nên cuộc tổng tiến công và đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 23-3 trở thành niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước.
Chuyển mình mạnh mẽ
Đi qua khói lửa chiến tranh, Bình Phước hôm nay đang ngày càng khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của mình trong khu vực Đông Nam Bộ cũng như cả nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước đang đặt ra mục tiêu chuyển từ vị trí “dự trữ” thành “động lực” tăng trưởng và phát triển cho cả vùng bằng công nghiệp hóa và đô thị hóa, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, các chuỗi giá trị và cụm, ngành của cả vùng. Bình Phước từ xuất phát điểm thấp, đến nay đã trở thành tỉnh có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Bộ.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường tặng quà chúc mừng các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tham gia Diễn đàn EuroCham tỉnh Bình Phước
Từ sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, cũng như các địa phương khác, Bình Phước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động của chính quyền các cấp, Bình Phước đã thực hiện hiệu quả mục tiêu “Vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm giữ vững; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và vận động quần chúng tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.
Năm 2023, Bình Phước tiếp tục ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực, đạt 8,34%, vượt kế hoạch đề ra, đứng đầu vùng Đông Nam Bộ và đứng thứ 11 so với cả nước; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 10,25% - cao nhất cả nước.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền tiếp và làm việc với Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam)
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền chụp hình lưu niệm với các doanh nghiệp tham gia Diễn đàn EuroCham tại Bình Phước
Ông Phạm Thụy Luân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho rằng: Sở dĩ năm 2023, ngành nông nghiệp Bình Phước có mức tăng trưởng cao nhất cả nước bắt nguồn từ việc tỉnh triển khai đồng bộ các nội dung đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp ngay từ đầu nhiệm kỳ, giúp giá trị sản xuất chăn nuôi trong năm đạt tốc độ tăng trưởng 25,4%, góp phần đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 10,25% so với cùng kỳ năm 2022. “Với mức tăng trưởng này, ngành nông nghiệp Bình Phước đang dẫn đầu các tỉnh, thành phố trong cả nước về tốc độ tăng trưởng. Đây cũng là mức tăng trưởng kỷ lục của ngành nông nghiệp sau 27 năm tái lập tỉnh, góp phần đưa 80/85 xã trên địa bàn tỉnh về đích nông thôn mới, nâng mức thu nhập của người dân đạt gần 94 triệu đồng/người trong năm 2023.
Ông B. K. Shivakumar, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại bang Karnataka, Ấn Ðộ (bìa phải) khảo sát thực tế tại Khu công nghiệp Minh Hưng - Sikico, huyện Hớn Quản - Ảnh: Trương Hiện
Định hướng phát triển nông nghiệp của Bình Phước thời gian tới tiếp tục xác định thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu lại ngành gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi theo hướng liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.
“Diễn đàn kết nối doanh nghiệp công nghiệp, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao EuroCham - tỉnh Bình Phước năm 2024 vừa được tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nước ngoài, nhà đầu tư chiến lược có uy tín và tiềm lực tài chính, công nghệ, nhất là các doanh nghiệp EuroCham, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây được xem là “đòn bẩy” để ngành nông nghiệp Bình Phước tiếp tục gặt hái những thành công mới” - ông Phạm Thụy Luân chia sẻ.
Khát vọng vươn xa...
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường cho biết: Những chương trình triển khai trong năm 2024 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ. Trong năm 2024, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục xác định tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch, kết luận thực hiện Chương trình hành động số 17 của Tỉnh ủy, nhất là 3 đột phá chiến lược gồm: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ; Cải cách thủ tục hành chính; Phát triển nguồn nhân lực và các nhiệm vụ, giải pháp theo các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Bình Phước đang chuyển mình từ dự trữ phát triển sang động lực phát triển, bằng chứng là chúng ta đã phát triển rất nhanh không phải chỉ năm 2023 Bình Phước đạt mức tăng trưởng cao nhất vùng Ðông Nam Bộ, mà tính 3 năm từ 2021-2023, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 8%. Ðây là tốc độ tăng trưởng khá cao, điều này chứng tỏ Bình Phước đang vươn lên mạnh mẽ. Tới đây, khi tỉnh triển khai các dự án lớn có tính chiến lược, nhất là các tuyến đường cao tốc được triển khai hoàn thành thì những nút thắt về hạ tầng giao thông sẽ được tháo gỡ, để Bình Phước chuyển mình lên một giai đoạn mới”. Ủy viên Trung ương Ðảng, |
49 năm sau ngày giải phóng, đặc biệt sau 27 năm tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bình Phước hôm nay đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo niềm tin và phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Từ vùng đất mang nhiều thương tích bởi bom đạn chiến tranh, nay Bình Phước đã đổi thay mạnh mẽ, tận dụng tốt cơ hội vàng để hiện thực hóa khát vọng vươn lên, trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển cao trong vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lê Văn Luyện: Tuyên theo luật hình sự sẽ thế nào?
- ·Gỡ khó cho công tác xử lý vật nuôi thả rông: Cần có giải pháp đồng bộ
- ·Ford xây thêm nhà máy ở Việt Nam?
- ·Sử dụng mạng xã hội đăng thông tin sai sự thật, bị phạt 7,5 triệu đồng
- ·Cựu chiến binh nuôi chim le le, thu nhập hàng trăm triệu đồng
- ·Gỡ khó trần lãi suất cho doanh nghiệp BOT cao tốc
- ·Công an thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo: Phát hiện nhiều đối tượng ma túy
- ·Hàn Quốc tài trợ TP.HCM hơn 2 triệu USD để nghiên cứu tuyến tàu điện một ray số 2
- ·Bất động sản khu Tây TP.HCM tăng sức hút nhờ 3 lợi thế này
- ·Xác định gói thầu có thuộc phạm vi đấu thầu tập trung hay không?
- ·Ngành Nội vụ đạt nhiều kết quả nổi bật trong năm 2022
- ·Sắp có tàu đường sắt du lịch bằng đầu máy hơi nước đoạn Huế
- ·Đầu tư Việt Nam
- ·Giải quyết ra sao khi nhà thầu không thể tiếp tục hợp đồng?
- ·Giá xăng dầu hôm nay 4/3/2024: Tăng sau thông tin về sản lượng của OPEC
- ·Điều chỉnh vốn một số dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên
- ·Kiến nghị và giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
- ·Nhân rộng nhiều tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp
- ·Giá vàng hôm nay 14/8/2024: Thế giới biến động, trong nước đứng yên
- ·Bộ Giao thông không đồng ý hoàn thiện nút giao Pháp Vân bằng hình thức BOT