【mjallby】Starbucks muốn gì ở châu Á?
Báo Wall Street Journal cho biết,ốngìởchâuÁmjallby theo ông Jinlong Wang, Chủ tịch phụ trách thị trường châu Á-Thái Bình Dương của Starbucks, khu vực này “đã trở thành một động cơ tăng trưởng và sẽ tiếp tục là một động cơ tăng trưởng, bất chấp những bất ổn kinh tế”. Ông Wang cũng nhấn mạnh sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng nhân viên và số cửa hiệu của Starbucks trong khu vực thời gian qua.
Tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, trà là đồ uống truyền thống. Tuy nhiên, tiêu thụ cà phê trong khu vực đang tăng trưởng nhanh khi mà các công ty phương Tây như Starbucks và Coffee Beanery tới đây mở cửa hiệu.
Theo dự báo của hãng nghiên cứu Euromonitor International, trong năm 2012, người tiêu dùng tại châu Á-Thái Bình Dương chi 9,3 tỷ USD để uống cà phê ở tiệm, tăng 66% so với 5 năm trước đó. Trong đó, Starbucks hiện chiếm thị phần lớn nhất tại khu vực này, với mức thị phần đạt trên 1/4.
Đầu tháng này, Starbucks đã mở cửa hiệu đầu tiên tại Việt Nam và tuyên bố sẽ mở hàng trăm cửa hiệu tại thị trường này trong thời gian tới.
Hãng này đã đặt chân vào thị trường Ấn Độ vào tháng 10/2012 và hiện có 7 cửa hiệu ở nước này thông qua liên doanh với Tata Global Beverages. Một chuỗi cửa hiệu cà phê khác của Mỹ là Coffee Beanery và hãng Lavazza SpA của Italy cũng đang trong quá trình mở rộng tại châu Á, trong đó có Việt Nam và Ấn Độ.
Mặc dù vẫn còn là một thị trường nhỏ của Starbucks, châu Á hiện đang là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của hãng này. Trong quý 4/2012, Starbucks đạt doanh thu 214,1 triệu USD tại Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng doanh thu của hãng trong quý tăng 11%, đạt mức 3,8 tỷ USD.
Hiện Starbucks có 19.500 nhân viên tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Khu vực này chiếm khoảng 10% trong tổng số hơn 200.000 nhân viên Starbucks trên toàn cầu.
Ông Wang cho biết, việc Starbucks mới đây mở cửa hiệu ở Ấn Độ và Việt Nam cho thấy, nhu cầu đối với sản phẩm cà phê và văn hóa cà phê của hãng trong khu vực đang mạnh.
Khách hàng tại châu Á phàn nàn giá cà phê Starbucks là cao. Ở Trung Quốc, nơi Starbucks dự kiến sẽ có hơn 1.500 cửa hiệu vào năm 2015 từ mức 700 cửa hiệu hiện nay, giá cà phê đắt hơn ở Mỹ.
Theo ông Wang, Starbucks thiết lập mức giá bán cà phê dựa trên giá thành và chi phí mặt bằng bán lẻ, cùng với “kỳ vọng của người tiêu dùng”. Ông Wang cũng cho rằng, nhiều lời phàn nàn về các cửa hiệu của Starbucks tại châu Á-Thái Bình Dương là do các cửa hiệu này đông khách, chứ không phải vì vấn đề giá cả.
Văn Khoa
VnEconomy
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Đồng Tháp: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- ·Ninh Bình: Thanh kiểm tra về đo lường đối với cơ sở sử dụng phương tiện đo nhóm 2 trong y tế
- ·Kiểm soát chất lượng và phòng ngừa sai hỏng cho quá trình hàn trong cơ khí với tiêu chuẩn ISO 3834
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Tiêu chuẩn
- ·Ngày hội Văn hóa
- ·Quản lý hiệu quả năng lượng ngành dầu khí, hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Sự cần thiết áp dụng Lean trong doanh nghiệp
- ·Tạp chí Mỹ chọn Vịnh Hạ Long là điểm đến dành cho người tuổi Tý năm 2025
- ·Tăng mạnh lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc
- ·Xác định yêu cầu của khách hàng trong 6 Sigma
- ·Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Làm gì khi xe ô tô, xe máy bốc cháy?
- ·TCVN 13846:2023 xác định hàm lượng phấn hoa tương đối của mật ong
- ·4 nguyên tắc thu thập thông tin trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo TCVN 13987:2024
- ·Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·TCVN 5739:2023 về phòng cháy chữa cháy, phương tiện chữa cháy với thiết bị đầu nối