【kết quả vdqg đức】Phở tự tráng của chàng trai người Mông đem về thủ đô ngày bán hết 500 bát
- Chủ quán A Trà cho một bát phở lẫn,ởtựtrángcủachàngtraingườiMôngđemvềthủđôngàybánhếtbákết quả vdqg đức một má đùi, nhiều phở nhé!
- Nhà mình một phở cánh, một phở đùi, thêm trứng chần.
- Chủ quán ơi, hai phở lẫn đợi lâu quá!
- Quên bàn này rồi à chủ quán ơi?
8h sáng, quán phở gà nằm tại Kim Mã (Ba Đình, Hà Nội) đông kín chỗ, nhiều khách xếp hàng trước quầy đợi mua mang về. Tiếng gọi đồ, giục giã vang lên liên tục.
Quán phở đông đúc
"Ăn ở đây lần nào cũng thế. Quán đông, đơn mua về cũng nhiều nên có khi đợi 20 - 30 phút mới tới lượt. Ngày nào không bận rộn tôi mới dám tới chờ", ông Triệu Văn Sơn (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
"Đúng là hay phải chờ nhưng bù lại phở ngon, giá phải chăng. Trong lúc ngồi chờ thì xem chủ quán tráng phở, chặt gà, cũng thú vị", bạn ông Sơn nói.
Bát phở gà nóng hổi ăn kèm với hành lá, lá chanh, tương ớt tự làm, ớt tươi
Quán phở gà này lúc nào cũng nghi ngút khói. Ngoài khói tỏa từ nồi nước dùng sôi sùng sục, thơm phức còn có một nồi dành để tráng bánh phở. Đây là quán phở "hiếm có khó tìm" ở Thủ đô khi tự tráng phở ngay tại quầy. Thực khách có thể quan sát toàn bộ quá trình làm phở, làm gà của chủ quán.
Chủ quán phở này là anh Ly Chẩn Trà - một người dân tộc Mông ở Quản Bạ, Hà Giang. Hơn bốn năm trước, anh Trà quyết định khởi nghiệp với món phở gia truyền.
"Phở gà ở Hà Nội thì dễ kiếm lắm, cũng nhiều quán ngon. Nhưng phở nhà tôi thì có điểm khác lạ, toàn bộ bánh phở tôi đều tự làm theo công thức của gia đình truyền lại. Tráng đến đâu bán đến đó, không có chất bảo quản nào cả", anh Trà chia sẻ.
Anh Trà chặt gà tại chỗ cho khách
Bánh phở được tráng tại chỗ. Nhiều vị khách thích thú quan sát và ghi hình cách tráng phở của quán
Bánh phở được anh Trà làm từ loại gạo nương mang từ quê nhà xuống Hà Nội. Theo anh Trà, loại gạo này năng suất thấp, ít bà con còn canh tác nhưng khi làm phở thì dẻo, dai, ngon hơn so với gạo nước dưới xuôi. "Tôi từng thử nhiều loại gạo khác nhưng không hài lòng", anh Trà chia sẻ.
Gạo sau khi vận chuyển hàng trăm cây số xuống Hà Nội sẽ được rửa, ngâm trong 8 giờ rồi xay thành bột. Tại quán, một nhân viên sẽ trực tiếp tráng phở tươi tại chỗ rồi phơi nguội, gấp lại và thái thành sợi. Để làm được bánh phở tự tráng phải trải qua nhiều công đoạn và sự khéo léo. Thoạt nhìn, cách tráng phở tương tự như người ta tráng bánh cuốn nhưng theo anh Trà, tỉ lệ và cách pha bột thì hoàn toàn khác.
"Phở đạt chất lượng phải là bánh phở dẻo, dai, mềm mà không nát, không bị rách", anh Trà chia sẻ
Phở sau khi nguội được thái sợi. Sợi phở này to bản hơn so với loại phở thông thường
Để có bát phở gà ngon thì ngoài phở, nguyên liệu cực kì quan trọng là gà. Anh Trà chia sẻ, nước dùng nhà anh ngọt là do sử dụng rất nhiều xương ống lợn, nước luộc gà, cộng thêm một số thảo mộc miền núi. "Tôi chọn gà mái đã đẻ từ 2 - 3 lứa, được nuôi 4 - 5 tháng để thịt ngon, ngọt, không quá mỡ. Trung bình mỗi ngày quán bán từ 20 - 30 con", anh Trà cho biết.
Để nồi nước dùng ngon phải vớt bọt nhiều lần, không để vẩn đục
Gà vớt ra khỏi nồi nước dùng sẽ được chặt, lọc xương, thái, chia thành các phần khác nhau như đùi, cánh, má đùi... ngay tại quầy. "Nhiều quán phở gà ở Hà Nội hay thái, chặt trước rồi bày sẵn ra đĩa nhưng quán này thì làm tại chỗ. Nhìn thấy tươi ngon, hấp dẫn hơn hẳn. Khi ăn thì tôi thấy gà mềm, ngon nhưng không bị bở, nước dùng thơm lắm", một vị khách chia sẻ.
Phở ở đây có giá từ 40.000 - 55.000 đồng/bát. Điểm trừ của quán này là thường xuyên đông đúc, khách phải chờ lâu, thậm chí mỗi ngày mở bán đều treo biển "tạm thời hết hàng" 1 tới 2 lần.
"Phở tự tráng, gà làm tại chỗ và nhiều khách đặt giao về vì lo ngại dịch bệnh nên mình không làm kịp, đành treo biển cho khách biết, khỏi phải chờ lâu. Nhưng nhiều vị khách thấy treo biển vẫn vào ngồi chờ", vợ chủ quán chia sẻ.
"Chờ lâu thật nhưng được bát phở ngon miệng cũng xứng đáng", ông Hoàng Tiến Công (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ.
Quán phở này thường xuyên treo biển "hết hàng" vì lượng khách quá đông, không phục vụ kịp
Quán mở cửa từ 6h30 tới 14h, nhưng thường hết hàng sớm hơn, nhất là vào thứ 7 hay chủ nhật
Theo chủ quán, trung bình mỗi ngày quán bán 300 - 400 bát, cao điểm là 500 bát/ngày
Xem thêm các bài trong series Ăn ăn uống uống tại đây.
Linh Trang - Xuân Minh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Cảnh báo các tin nhắn lừa đảo thông báo về việc nhận trợ cấp Covid
- ·Xuất hiện vàng miếng nhái SJC trên thị trường
- ·Top thực phẩm có thể gây ra dị ứng
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Ứng dụng Collagen trong sản phẩm dưỡng da: Chỉ là quảng cáo 'thổi phồng'?
- ·Thắng đường kho thịt cá, nên hay không?
- ·Phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm hàng hóa giả mạo, không hóa đơn tại miền Trung
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Apple cân nhắc sản xuất iPhone màn hình cuộn
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Tinh vi thủ đoạn 'phù phép' tem nhãn, bao bì giả mạo sản phẩm sữa tắm Tesori d'oriente
- ·Thận trọng khi mua bánh trung thu handmade giá rẻ, cùng cam kết có cánh
- ·Ô nhiễm không khí có thể khiến tăng nguy cơ béo phì ở trẻ sơ sinh
- ·Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- ·Mỹ phẩm kém chất lượng 'tung hoành' trên mạng xã hội đe dọa sức khỏe người tiêu dùng
- ·Đề xuất quy định mới về tạm nhập khẩu xe ô tô của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi
- ·Tiềm ẩn nhiều rủi ro phát triển ngành viên nén
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Ngăn chặn hơn 8.000 bộ quần áo bảo hộ không rõ nguồn gốc chuẩn bị mang đi tiêu thụ