【bang xep hang thuy dien】Tình hình Biển Đông ngày 5/11: Hòa giải vì một nghị quyết biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyHòagiảivìmộtnghịquyếtbiểnĐôbang xep hang thuy dieno những tin tức mới đây trên báo chí, hơn một tuần sau khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên thệ nhậm chức (ngày 27/10), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cử Ngoại trưởng Vương Nghị bay sang Indonesia. Trong chuyến thăm Indonesia của ông Vương Nghị vào hai ngày 2 – 3/11, hai bên thảo luận nhiều vấn đề, bao gồm cả chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới của Tổng thống Joko Widodo.
Được biết, ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Joko Widodo, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi điện thoại chúc mừng và hy vọng sẽ thiết lập quan hệ hợp tác tốt để tiến tới thành lập con đường tơ lụa hàng hải mới ở thế kỷ 21. Báo Jakarta Post (Indonesia) ngày 3/11 nhận định, thông qua cách sử dụng cụm từ “tham chiếu lịch sử” về con đường tơ lụa, Chủ tịch Tập Cận Bình một mặt muốn tăng cường hợp tác thương mại và hàng hải với Indonesia, mặt khác cũng muốn Indonesia ủng hộ các yêu sách chủ quyền trên biển Đông.
Tình hình Biển Đông ngày 5/11: Tổng thống Joko Widodo sẽ có thể mạnh tay hơn với Trung Quốc vì tranh chấp biển Đông. Ảnh minh họa
Với cam kết chính sách ngoại giao tự do và chủ động đồng thời không liên kết với bất kỳ cường quốc quân sự nào, Indonesia sẽ tiếp tục đóng vai trò hòa giải nhằm tiến tới một nghị quyết trên biển Đông. Bình luận về điều này, hãng tin RT (Nga) ghi nhận Tổng thống Joko Widodo sẽ tiếp tục phát huy cách tiếp cận ngoại giao “nhiều bạn bè, không kẻ thù” của người tiền nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono.
Chính sách cân bằng năng động của Indonesia gồm một mặt là hợp tác sâu rộng với các cường quốc lớn để khai thác tiềm năng hàng hải, mặt khác sẽ phản ứng thích hợp trước bất kỳ đe dọa nào liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Với tầm nhìn này, Indonesia đã bày tỏ thái độ không phản đối chính sách tái cân bằng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Indonesia cũng tăng cường ngoại giao quốc phòng và hàng hải thông qua hành động tham gia sâu rộng hơn với các tổ chức hàng hải đa phương như Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương. Giới phân tích đánh giá, dù tập trung vào các vấn đề đối nội như tái thiết kinh tế, Tổng thống Joko Widodo cũng sẽ giữ vững lập trường dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ.
Tình hình Biển Đông ngày 5/11: Indonesia theo đuổi vị trí trung gian hòa giải trong tranh chấp biển Đông. Ảnh minh họa
Tân tổng thống Indonesia không có nhiều kinh nghiệm trong ngoại giao quốc tế nhưng bên cạnh ông có một đội ngũ cố vấn ngoại giao thiên về chủ quyền lãnh thổ và tự do kinh tế. Vì lý do này, GS David T.Hill ở ĐH Murdoch (Úc) cho rằng đối với Indonesia, bảo đảm an ninh biên giới và tài nguyên biển đều quan trọng như nhau. Tổng thống Joko Widodo sẽ nhận ra nhu cầu hợp tác với các nước láng giềng nhưng ông cũng không ngần ngại chống lại bất kỳ hành động xâm lấn nào từ bên ngoài.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Philippines Benigno Aquino vừa lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra quan điểm về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Phát biểu trước các thành viên của Câu lạc bộ báo chí quốc gia Nhật Bản tại dinh tổng thống ở thủ đô Manila, ông Aquino nói: "Cần phải có thông điệp rõ ràng rằng điều gì là đúng và sai. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự thay đổi về thái độ ở mức tất cả các bên có thể chấp nhận được và thực sự tôn trọng những tuyên bố chính thức về việc tuân thủ luật pháp quốc tế".
Tình hình Biển Đông ngày 5/11: Philippines quyết đeo đuổi đến cùng vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ảnh minh họa
Theo ông Aquino, cộng đồng quốc tế đều có lợi ích ở Biển Đông do ít nhất 40% lưu lượng thương mại toàn cầu đi qua khu vực này. Nhà lãnh đạo Philippines cũng cho hay ông sẽ tái khẳng định quan điểm của nước này về việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua Tòa trọng tài quốc tế, đồng thời kêu gọi thông qua Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) tại các hội nghị cấp cao trong khu vực như Diễn đàn Hợp tác và Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Minh Thùy
(tổng hợp từ Pháp Luật TP.HCM, Quân Đội Nhân Dân)
Tình hình Biển Đông ngày 31/10: Tranh chấp biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc có dấu hiệu tăng nhiệt
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·WHO cảnh báo tình trạng mua vaccine COVID
- ·Trồng 2.000 ha cao su phục vụ dự án bảo tồn khu di tích lịch sử Tà Thiết
- ·Tìm cách phục dựng kiến trúc thánh địa Cát Tiên
- ·Khám phá hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á
- ·Bộ TT&TT cảnh báo cuộc gọi lừa đảo từ số đện thoại quốc tế
- ·Biên cương trong sương trên cao
- ·Canh bò nấu thơm đơn giản mà ngon
- ·Sẽ đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập
- ·Cảnh báo chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
- ·Katê
- ·TP.HCM: một phụ nữ tử vong khi hút mỡ bụng tại Bệnh viện thẩm mỹ Gang Whoo
- ·Tạm ngưng xây dựng tượng phật Chuẩn Đề
- ·Mùa hoa dã quỳ
- ·Dấu ấn văn hóa Huế trên đất Bình Phước
- ·Nhập khẩu đá ốp lát không ghi rõ nhãn phụ tiếng Việt, một doanh nghiệp bị xử phạt
- ·Sẽ có website giới thiệu văn học Việt Nam bằng tiếng Anh
- ·Liên kết các tỉnh, thành Đông Nam bộ để phát triển du lịch
- ·Sự quyến rũ của không gian hoang vu Hang Rái
- ·Phạt một cơ sở 16 triệu đồng do vi phạm kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu
- ·Lựa chọn thú vị cho kỳ nghỉ