【soi kèo bóng đá thái lan】Kiều hối suy giảm có thể tác động xấu tới nền kinh tế
Kiều hối về Việt Nam có thể giảm tới 20%
Thống kê cho thấy,ềuhốisuygiảmcóthểtácđộngxấutớinềnkinhtếsoi kèo bóng đá thái lan mỗi năm có khoảng 150.000 người Việt đi xuất khẩu lao động. Hiện có hơn nửa triệu người Việt đang làm việc tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó điểm đến phổ biến nhất là các nền kinh tế Đông Á.
Khoản tiền mà nhóm người lao động này gửi về quê hương thường là nguồn tài chính không thể thiếu để duy trì cộng đồng nông thôn, giúp trang trải chi phí giáo dục và y tế cho người thân. Mỗi năm, lượng kiều hối gửi về Việt Nam từ xuất khẩu lao động đạt khoảng 2,5 - 3 tỷ USD. Số tiền do Việt kiều định cư ở các quốc gia khác gửi về Việt Nam còn lớn hơn nữa.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Việt Nam là nước nhận kiều hối lớn thứ 3 trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong năm 2019. Lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm ngoái lên tới 17 tỷ USD, chiếm 6,5% GDP.
Năm nay theo WB, lượng kiều hối trên toàn thế giới dự kiến sẽ giảm khoảng 20% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sự sụt giảm này được dự đoán là do suy thoái kinh tế đồng bộ diễn ra trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến tất cả các loại hình kinh doanh.
Năm 2020, dòng kiều hối toàn khu vực Đông Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm 13%. Đây là hậu quả do sự sụt giảm dòng tiền từ Hoa Kỳ, nguồn kiều hối lớn nhất của khu vực này.
Theo TS. John Walsh, tính đến nay, lượng kiều hối về Việt Nam mới chỉ giảm vài điểm phần trăm nhưng có khả năng sẽ tiến gần đến mức giảm trung bình toàn cầu (giảm 20%) khi Bắc bán cầu bước vào mùa thu, cũng như việc các nước có thể đưa ra những quy định mới nhằm hạn chế đi lại.
Kiều hối là một nguồn thu nhập quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. TS. John Walsh cho rằng, nếu có đợt bùng phát dịch mới thì lượng kiều hối có thể sụt giảm nhiều hơn nữa, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Việt Nam.
Khó khăn khi phụ thuộc vào kiều hối
Tác động đến kinh tế của sự suy giảm kiều hối là điều có thể nhận thấy nếu nguồn tài chính này tiếp tục giảm sâu. Tuy nhiên, tác động lên con người còn rõ ràng hơn.
Phân tích rõ hơn điều này, TS. John Walsh cho biết, các hộ gia đình dựa vào kiều hối từ xuất khẩu lao động sẽ phải “thắt lưng buộc bụng” trong giai đoạn khó khăn này. Một khảo sát vào năm 2019 của nhà cung cấp dịch vụ tài chính UniTeller cho thấy, đối với các hộ gia đình nhận kiều hối, số tiền này có thể gấp 10 lần thu nhập thông thường của họ. Việc khó tránh khỏi là một số gia đình sẽ phải vay tiền để trang trải cho sinh hoạt và đó lại chính là động lực khiến họ phải đi xuất khẩu lao động và cố gắng kiếm nhiều tiền hơn trong tương lai.
Thông thường, người đi xuất khẩu lao động nếu mất việc thì sẽ hồi hương, trừ khi có người môi giới hoặc mạng lưới giúp đỡ họ tìm kiếm công việc khác. Tuy nhiên, biên giới đóng cửa đang khiến việc đi lại rất khó khăn và nhiều người lao động bị mắc kẹt ở nước ngoài mà không có thu nhập.
Họ phải đối phó với các bên môi giới và có thể bị ngược đãi bởi nhóm này. Chính phủ nước sở tại có thể áp đặt những quy định mà họ không có khả năng tuân thủ. Người lao động “chui” ở nước ngoài có thể bị quấy rối, đè nén, khiến cuộc sống của họ trở nên căng thẳng. Ngoài ra, họ cũng có thể phải đối mặt với nhiều hiểm nguy tại nơi làm việc.
Theo TS. John Walsh, điều mà chính phủ các nước sở tại có thể làm là động viên người sử dụng lao động dàn xếp tốt với người lao động và hỗ trợ họ hồi hương khi tình thế yêu cầu. Chính phủ Việt Nam khó có thể can thiệp được nhiều trong trường hợp này, nhưng có thể hỗ trợ thông tin liên lạc với gia đình người lao động ở quê nhà giúp họ nắm bắt được tình hình hiện tại. Dần dần, Việt Nam có thể đưa người lao động về nước nhưng việc này rất tốn kém và đòi hỏi phải sắp xếp các cơ sở cách ly một cách phù hợp.
Đối với người sử dụng lao động ở nước sở tại, điều nên làm để giữ vững uy tín là hỗ trợ người lao động nếu nhà máy hoặc nơi làm việc của họ phải đóng cửa, hoặc giúp họ tìm việc ở nơi khác. Tuy nhiên, thực tế là một số doanh nghiệp sẽ nhân cơ hội này mà bỏ rơi người lao động và thậm chí không trả đủ tiền lương đang thiếu nợ. Chính phủ Việt Nam chỉ có nguồn lực hạn chế để hỗ trợ công dân trong tình huống như vậy và có thể phải kết nối với các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin./.
Mai Lâm
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Vội nhận lời yêu vì sợ ế
- ·Đại học Bách Khoa Hà Nội lọt top 200 đại học “độ tuổi vàng” của thế giới
- ·Cầu nguyện cho thế giới hòa bình trong Đại lễ Phật đản 2023
- ·Khám phá Vincom Center Hạ Long
- ·Cuộc thi phóng sự
- ·Thách thức của văn hóa và sáng tạo trước sự phát triển trí tuệ nhân tạo
- ·Cuốn sách phanh phui thủ đoạn của ‘thiên tài’ giả gái lừa 300 người ở Mỹ
- ·Giá vé vở kịch 'Ngày xửa ngày xưa' đội gấp 4
- ·Làm gì khi bạn gái vào nhà nghỉ 2 lần với người khác?
- ·Thời tiết ngày 13/7: Trung Bộ nắng nóng gay gắt trên 39 độ, vùng núi Bắc Bộ mưa dông
- ·3 lần phá thai vì người yêu, cuối cùng vẫn bị 'đá'
- ·Bình Định: Phát hiện lô hàng ngoại nhập lậu trị giá 300 triệu đồng
- ·Diện mạo hạ tầng giao thông tiếp tục cải thiện
- ·Sáng 9/7: Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID
- ·Trao gần 9 triệu đồng đến 7 anh em mồ côi
- ·NSƯT Thành Lộc: Tôi không bỏ nghề, bỏ sân khấu
- ·Hình ảnh Hai Bà Trưng trên thiết kế đồng hồ Thụy Sĩ là của họa sĩ Xuân Lam
- ·TP.HCM: Tuyên dương, khen thưởng 1.116 tổ chức, cá nhân nộp thuế tốt.
- ·Ngày lễ, công nhân chỉ muốn đi làm để hưởng lương
- ·Indonesia thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh Covid