【bảng xếp hạng egypt premier league】413.000 ca nhiễm và 6.643 ca tử vong; Nga, Ukraine lập kỷ lục mới về số người chết
Thế giới xấp xỉ 251 triệu ca bệnh; Nga vẫn dẫn đầu về số ca mắc mới và tử vong Thế giới ghi nhận thêm 329.000 ca nhiễm mới và 4.341 ca tử vong Dịch tái bùng phát tại nhiều nước khi mùa Đông tới |
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Zagreb, Croatia, ngày 6/11/2021. |
Số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới tính đến 6h ngày 10/11 là 251.484.852 ca, trong đó có 5.077,933 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 413.062 và 6.643 ca tử vong mới (thống kê của worldometer.info).
Thế giới cũng ghi nhận số bệnh nhân bình phục đạt 227.657.511 người; 18.749.408 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 76.429 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 50.771 ca; Nga đứng thứ hai với 39.160 ca; tiếp theo là Anh (33.117). Nga tiếp tục đứng đầu về số ca tử vong mới với 1.211 người chết trong ngày - một kỷ lục mới của nước này; tiếp theo là Mỹ (875 ca) và Ukraine (833 ca).
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới với số ca nhiễm đến nay là 47.505.253 người, trong đó có 777.427 ca tử vong; Ấn Độ đứng thứ hai với 34.386.786 ca nhiễm và 461.827 ca tử vong; Brazil xếp thứ ba với 21.897.025 ca bệnh và 609.756 ca tử vong.
Tính theo khu vực, Châu Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 80,23 triệu ca nhiễm; tiếp đến là châu Âu với trên 66,72 triệu ca; Bắc Mỹ trên 57 triệu ca; Nam Mỹ là 38,57 triệu ca; châu Phi trên 8,61 triệu ca và châu Đại Dương trên 326.000 ca.
Ngày 9/11, nước Nga ghi nhận 1.211 ca tử vong - một con số cao kỷ lục kể từ đầu dịch. Trong khi đó, Bộ Y tế Ukraine cùng ngày thông báo nước này ghi nhận thêm 833 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này lên 73.890 ca - đây cũng là con số ca tử vong theo ngày cao nhất tại nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Con số cao nhất trước đó là 793 ca ghi nhận ngày 6/11. Trong khi đó, số ca nhiễm mới ghi nhận trong 24 giờ qua là 18.988 ca, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 3,11 triệu ca.
Ngày 9/11, Bulgaria ghi nhận thêm 334 ca tử vong do COVID-19. Đây cũng là số ca tử vong ghi nhận hàng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát tại quốc gia châu Âu này.
Nhân viên y tế hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 thở oxy tại bệnh viện ở Doupnitsa, Bulgaria, ngày 20/1/2021. |
Cũng trong 24 giờ qua, Bulgaria ghi nhận 5.286 ca nhiễm mới, thấp hơn so với giai đoạn đỉnh điểm vào cuối tháng 10 vừa qua. Hiện có hơn 8.500 người đang điều trị COVID-19 tại các bệnh viện ở Bulgaria, trong đó có 734 trường hợp phải điều trị tích cực.
Tại Đức, Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) ngày 9/11 cho biết, tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày trên 100.000 dân đạt mức cao kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp kể từ đầu dịch, khi lên tới 213,7, phá kỷ lục của một ngày trước đó (201,1).
Một tuần trước, tỷ lệ này chỉ là 153,7 và một tháng trước là 64,4. Hiện tỷ lệ này tại 32 huyện thị vượt quá 500, đặt biệt tỷ lệ tại huyện Miesbach thuộc bang Bayern lên tới 868 ca nhiễm/100.000 dân trong 7 ngày. Ngoài ra, có 4 thành phố lớn, trong đó có Dresden và Erfurt, tỷ lệ này cũng ở mức xấp xỉ 500.
Trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận thêm 28.236 ca nhiễm (tăng gấp đôi so với cùng ngày tuần trước) và 196 ca tử vong.
Trung Quốc ngày 9/11 ghi nhận thêm 43 ca nhiễm trong nước trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này tổng cộng 97.885 ca và 4.636 ca tử vong.
Để đạt chiến lược "zero Covid", thành phố Hắc Hà (tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) đang treo thưởng lớn cho bất cứ ai cung cấp chứng cứ nhằm truy ra nguồn gốc ổ dịch mới nhất.
Tại Lào, ngày 9/11, Bộ Y tế nước này cho biết, trong 24 giờ qua chỉ ghi nhận 3 ca tử vong và 1.049 ca mắc mới, trong đó có 1.045 ca cộng đồng, tăng hơn 263 ca so với một ngày trước đó. Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là tâm dịch với 512 ca cộng đồng trong cùng ngày.
Tính đến nay, số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 48.891 ca, trong đó có 89 ca tử vong./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Tăng tính răn đe, chống lãng phí trong sử dụng tài sản công
- ·Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 7/2017
- ·Học viện Tài chính: Nhiều hoạt động chào đón tân sinh viên K55
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Tăng thu hơn 5.396 tỷ đồng từ thanh, kiểm tra thuế
- ·Kiến nghị xử lý hơn 354 tỷ đồng qua thanh tra quản lý ngân sách địa phương
- ·Có được sử dụng nguồn thu dịch vụ để mua sắm trang thiết bị?
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Ở miền Bắc, điện mặt trời mái nhà phát dư thừa có thể được bán 20% công suất
- ·Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- ·Thêm vắc xin mới của Ấn Độ sắp được nhập khẩu về Việt Nam
- ·Bộ Y tế chính thức lên tiếng về sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2
- ·TP.HCM: Chấn chỉnh lạm dụng yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có chứng thực
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Cô giáo lùi xe ôtô ở sân trường khiến 2 học sinh thương vong
- ·Có thể điều chỉnh vốn trái phiếu để đảm bảo mức bội chi
- ·Quản lý hiệu quả tài sản công tạo dư địa cho tăng trưởng
- ·Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- ·Nhiều địa phương chưa thông báo kế hoạch vốn NSNN đợt 2