【bong da ngay mai】DATC sẽ được bảo lãnh, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu
Đây là một trong những nội dung mới tại dự thảo nghị định về chức năng,ẽđượcbảolãnhhỗtrợtàichínhchodoanhnghiệptáicơcấbong da ngay mai nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC).
Bổ sung một số cơ chế tương tự VAMC
Theo đó, bên cạnh các quyền theo quy định tại Luật DN, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, dự thảo bổ sung các quyền trong hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dung, cơ bản phù hợp với quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, DATC cũng được thực hiện các biện pháp phục hồi DN tái cơ cấu dưới hình thức cung cấp tài chính (tương tự như VAMC), bảo lãnh vay vốn tín dụng.
Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung quyền được cung cấp tài chính hoặc bảo lãnh cho các DN được DATC tham gia tái cơ cấu là cần thiết, vì đối tượng DATC hỗ trợ là các DN (có vốn góp chi phối của DATC) khó khăn về tài chính, thua lỗ, không thể huy động được vốn lưu động để sản xuất kinh doanh và xác định đây là một trong những giải pháp, nghiệp vụ tái cơ cấu, xử lý tài chính cho DN (tạo điều kiện để DN sử dụng đòn bẩy tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh).
Việc thực hiện các nghiệp vụ trên phải đảm bảo gắn với phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên nguyên tắc hiệu quả, an toàn và phải hỗ trợ cho việc thu hồi nợ và vốn của DATC khi chuyển nhượng; đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
Cơ quan soạn thảo cũng cho rằng, hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các DN được DATC tham gia tái cơ cấu trên cơ sở phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt không phải là hoạt động cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dung vì các DN DATC thực hiện tái cơ cấu, có vốn góp chi phối của DATC, yếu kém về tài chính, cần được hỗ trợ. Đồng thời, để được DATC hỗ trợ tài chính, các DN này đều phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của DATC.
Hơn nữa, hoạt động hỗ trợ của DATC không diễn ra thường xuyên, không nhằm mục đích sinh lời như hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn để hỗ trợ DN là nguồn vốn sản xuất kinh doanh. DATC không huy động vốn để thực hiện cho vay như hoạt động tín dụng.
DATC chịu trách nhiệm về việc hỗ trợ tài chính cho DN
Theo Luật DN thì công ty TNHH một thành viên (MTV) được phép cho vay (do chủ sở hữu quyết định). Thực tế, VAMC là công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng tương đồng về chức năng xử lý nợ với DATC và VAMC cũng được thực hiện nghiệp vụ cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh (theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 53).
Đối với hoạt động cung cấp tài chính của DATC, dự thảo quy định DATC cung cấp tài chính cho DN tái cơ cấu từ nguồn vốn kinh doanh của mình, phải gắn với phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gắn với thu hồi nợ hiệu quả. DATC quyết định và chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài chính cho DN tái cơ cấu, đảm bảo thu hồi vốn và có hiệu quả kinh tế, không cung cấp tài chính đối với các DN tái cơ cấu đã có kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư của DATC được cấp có thẩm quyền phê duyệt. DN tái cơ cấu không được sử dụng khoản cung cấp tài chính của DATC để trả nợ cho chính DATC.
Đối với bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng, DATC thực hiện bảo lãnh theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN. Theo quy định này, DN được quyền bảo lãnh cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc: Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với một công ty con do DN nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá giá trị vốn chủ sở hữu của công ty con theo báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm gần nhất tại thời điểm bảo lãnh. Tổng giá trị các khoản bảo lãnh vay vốn đối với công ty con do DN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được vượt quá giá trị vốn góp thực tế của DN tại thời điểm bảo lãnh.
Về các biện pháp phục hồi DN tái cơ cấu, tương tự quy định cho VAMC tại Nghị định 53, dự thảo nghị định quy định DN tái cơ cấu có vốn góp của DATC có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả, thì được tổ chức tín dụng đã bán nợ cho DATC tiếp tục xem xét cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
Nội dung quy định trên nhằm tạo điều kiện cho các DN tái cơ cấu được các tổ chức tín dụng xem xét, cho vay vốn trong điều kiện tình hình tài chính khó khăn, đang trong quá trình phục hồi hoạt động, khó vay vốn của các tổ chức tín dụng.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Xin cứu con tôi, đừng để cháu chết vì thiếu tiền
- ·Tuyển sinh 2024: Hơn 122.000 thí sinh từ chối vào đại học
- ·Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội
- ·Hơn 500 phụ huynh Hà Nội chờ xin học cho con vào Tây Mỗ 3 đến nửa đêm
- ·Hãy đồng hành cùng miền Trung thân yêu
- ·Người con đầu tiên của bản vùng biên xứ Nghệ đỗ Đại học Y Hà Nội
- ·Người có IQ thiên tài mới giải được câu đố này
- ·Câu đố huyền thoại của Einstein khiến thần đồng cũng phải chịu thua
- ·Đất đổi chủ: người thuê được bảo vệ quyền lợi
- ·Đề xuất nhận 520 học sinh vào trường Tiểu học Tây Mỗ 3, Hà Nội
- ·Một gánh xuân thì
- ·Sức hút của du học nghề tại CHLB Đức
- ·Cụ ông 74 tuổi nhận bằng thạc sĩ kinh tế
- ·Tuyển sinh liên cấp ngành báo chí đào tạo tại tòa soạn
- ·Lời van xin đau đớn của bé gái bị bệnh ung thư máu
- ·Bài toán đồng xu khiến thiên tài cũng phải bó tay
- ·Bài toán đồng xu khiến thiên tài cũng phải bó tay
- ·Triều đại duy nhất trong sử Việt có hai vua chung một ngai vàng
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 09/2016
- ·Vị vua nào có nhiều hoàng hậu nhất sử Việt?